Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) ngày hôm nay (18/11) công bố đã ký thỏa thuận để trở thành thành viên chính thức Chương trình Tài trợ thương mại (TFP) của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Theo đó, ADB sẽ cấp cho Maritime Bank hạn mức tài trợ thương mại dựa trên đánh giá về quy mô, hoạt động và uy tín của Maritime Bank.
Cụ thể, ADB sẽ phát hành bảo lãnh thanh toán theo yêu cầu từ Maritime Bank (Ngân hàng phát hành) để hỗ trợ nghĩa vụ thanh toán phát sinh đối với các giao dịch Tài trợ thương mại (Thư tín dụng, Bảo lãnh, Kỳ phiếu, Hối phiếu, Chấp nhận thanh toán...), bằng đồng đô la Mỹ, Euro, Yên Nhật, trong hoạt động xuất nhập khẩu của khách hàng liên quan đến các quốc gia phát triển thành viên theo quy định của ADB.
Với Thỏa thuận IBA đạt được, Maritime Bank có thể tận dụng và gia tăng hạn mức tín dụng nhận được từ ADB. Mặt khác, với việc sử dụng hạn mức tài trợ thương mại do ADB cấp, Maritime Bank có cơ hội mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý trên khắp thế giới, vượt xa con số trên 500 đối tác tại thời điểm hiện tại, đặc biệt với các đối tác thành viên thuộc Chương trình Tài trợ thương mại (TFP) của ADB. Trên cơ sở đó, Maritime Bank sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng mục tiêu chiến lược.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, việc ADB xem xét và cấp hạn mức giao dịch tín chấp cho Maritime Bank cho thấy ADB đánh giá cao năng lực tài chính và uy tín của ngân hàng này trong giao dịch quốc tế.
Hiện nay, ADB là một trong những tổ chức tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới (xếp hạng tín dụng AAA), có mạng lưới 180 ngân hàng đối tác hỗ trợ tài chính cho hoạt động xuất nhập khẩu ở các thị trường khó tính nhất tại châu Á, cùng với các chuyên gia về tài trợ thương mại luôn sẵn sàng phản hồi yêu cầu từ đối tác, các dịch vụ cung cấp trong lĩnh vực thương mại quốc tế do ADB luôn được đánh giá cao.
Được biết, chương trình TFP của ADB đã và đang cung cấp cho các thành viên các cam kết về bảo lãnh và cho vay trong hoạt động thương mại quốc tế. Các khoản tài trợ từ ADB thuộc Chương trình TFP hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) và phục vụ các giao dịch diễn ra ở nhiều khu vực giữa các quốc gia thành viên của ADB./.
Theo đó, ADB sẽ cấp cho Maritime Bank hạn mức tài trợ thương mại dựa trên đánh giá về quy mô, hoạt động và uy tín của Maritime Bank.
Cụ thể, ADB sẽ phát hành bảo lãnh thanh toán theo yêu cầu từ Maritime Bank (Ngân hàng phát hành) để hỗ trợ nghĩa vụ thanh toán phát sinh đối với các giao dịch Tài trợ thương mại (Thư tín dụng, Bảo lãnh, Kỳ phiếu, Hối phiếu, Chấp nhận thanh toán...), bằng đồng đô la Mỹ, Euro, Yên Nhật, trong hoạt động xuất nhập khẩu của khách hàng liên quan đến các quốc gia phát triển thành viên theo quy định của ADB.
Với Thỏa thuận IBA đạt được, Maritime Bank có thể tận dụng và gia tăng hạn mức tín dụng nhận được từ ADB. Mặt khác, với việc sử dụng hạn mức tài trợ thương mại do ADB cấp, Maritime Bank có cơ hội mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý trên khắp thế giới, vượt xa con số trên 500 đối tác tại thời điểm hiện tại, đặc biệt với các đối tác thành viên thuộc Chương trình Tài trợ thương mại (TFP) của ADB. Trên cơ sở đó, Maritime Bank sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng mục tiêu chiến lược.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, việc ADB xem xét và cấp hạn mức giao dịch tín chấp cho Maritime Bank cho thấy ADB đánh giá cao năng lực tài chính và uy tín của ngân hàng này trong giao dịch quốc tế.
Hiện nay, ADB là một trong những tổ chức tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới (xếp hạng tín dụng AAA), có mạng lưới 180 ngân hàng đối tác hỗ trợ tài chính cho hoạt động xuất nhập khẩu ở các thị trường khó tính nhất tại châu Á, cùng với các chuyên gia về tài trợ thương mại luôn sẵn sàng phản hồi yêu cầu từ đối tác, các dịch vụ cung cấp trong lĩnh vực thương mại quốc tế do ADB luôn được đánh giá cao.
Được biết, chương trình TFP của ADB đã và đang cung cấp cho các thành viên các cam kết về bảo lãnh và cho vay trong hoạt động thương mại quốc tế. Các khoản tài trợ từ ADB thuộc Chương trình TFP hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) và phục vụ các giao dịch diễn ra ở nhiều khu vực giữa các quốc gia thành viên của ADB./.
Minh Thúy (Vietnam+)