Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cùng các nước ASEAN+3 đang tiến tới thành lập một quỹ bảo lãnh tín dụng và đầu tư chung nhằm tăng cường ổn định tài chính và thúc đẩy đầu tư dài hạn trong khu vực.
Thông cáo ngày 14/4 của ADB cho biết, Ban giám đốc ADB đã thông qua việc góp 130 triệu USD cho việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng và đầu tư (CGIF) cùng với các nước ASEAN+3 (ASEAN cùng các đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc).
Quy mô của CGIF là 700 triệu USD, trong đó Trung Quốc góp 200 triệu USD, Nhật Bản 200 triệu USD, Hàn Quốc 100 triệu USD và các nước ASEAN góp 70 triệu USD.
Dự kiến, CGIF sẽ bắt đầu hoạt động thí điểm từ năm 2011, bằng việc cung cấp bảo lãnh đối với các trái phiếu bằng tiền địa phương do những công ty trong khu vực phát hành.
Theo Cố vấn của Văn phòng Hội nhập Kinh tế Khu vực ADB, Noy Siackhachanh, CGIF sẽ giúp cho các tập đoàn có thể phát hành trái phiếu tại thị trường nội địa, các thị trường láng giềng và trên khắp ASEAN+3.
Việc chuyển vốn tiết kiệm trong khu vực thành những khoản đầu tư tại khu vực sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và góp phần giảm nghèo.
Theo ADB, các thị trường trái phiếu bằng đồng tiền địa phương của Đông Á đã mở rộng nhanh chóng trong những năm gần đây, với tổng giá trị 4,4 tỷ USD vào cuối năm 2009. Tuy nhiên, các thị trường này vẫn chỉ chiếm khoảng 7% lượng trái phiếu toàn cầu. Hơn nữa, các trái phiếu công ty cũng chỉ chiếm 30% lượng trái phiếu bằng tiền bản địa trong khu vực.
Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998, các chính phủ trong khu vực đã hợp tác nhằm mở rộng các thị trường trái phiếu nội địa, với việc ASEAN+3 đưa ra Sáng kiến Thị trường Trái phiếu châu Á (ABMI) và nhiều ngân hàng trung ương trong khu vực thiết lập Quỹ Trái phiếu châu Á (ABF) vào năm 2003 nhằm hỗ trợ sự phát triển của thị trường.
CGIF là sự tiếp nối của các nỗ lực nhằm thúc đẩy các thị trường trong cùng một khu vực ngày càng phụ thuộc lẫn nhau./.
Thông cáo ngày 14/4 của ADB cho biết, Ban giám đốc ADB đã thông qua việc góp 130 triệu USD cho việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng và đầu tư (CGIF) cùng với các nước ASEAN+3 (ASEAN cùng các đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc).
Quy mô của CGIF là 700 triệu USD, trong đó Trung Quốc góp 200 triệu USD, Nhật Bản 200 triệu USD, Hàn Quốc 100 triệu USD và các nước ASEAN góp 70 triệu USD.
Dự kiến, CGIF sẽ bắt đầu hoạt động thí điểm từ năm 2011, bằng việc cung cấp bảo lãnh đối với các trái phiếu bằng tiền địa phương do những công ty trong khu vực phát hành.
Theo Cố vấn của Văn phòng Hội nhập Kinh tế Khu vực ADB, Noy Siackhachanh, CGIF sẽ giúp cho các tập đoàn có thể phát hành trái phiếu tại thị trường nội địa, các thị trường láng giềng và trên khắp ASEAN+3.
Việc chuyển vốn tiết kiệm trong khu vực thành những khoản đầu tư tại khu vực sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và góp phần giảm nghèo.
Theo ADB, các thị trường trái phiếu bằng đồng tiền địa phương của Đông Á đã mở rộng nhanh chóng trong những năm gần đây, với tổng giá trị 4,4 tỷ USD vào cuối năm 2009. Tuy nhiên, các thị trường này vẫn chỉ chiếm khoảng 7% lượng trái phiếu toàn cầu. Hơn nữa, các trái phiếu công ty cũng chỉ chiếm 30% lượng trái phiếu bằng tiền bản địa trong khu vực.
Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998, các chính phủ trong khu vực đã hợp tác nhằm mở rộng các thị trường trái phiếu nội địa, với việc ASEAN+3 đưa ra Sáng kiến Thị trường Trái phiếu châu Á (ABMI) và nhiều ngân hàng trung ương trong khu vực thiết lập Quỹ Trái phiếu châu Á (ABF) vào năm 2003 nhằm hỗ trợ sự phát triển của thị trường.
CGIF là sự tiếp nối của các nỗ lực nhằm thúc đẩy các thị trường trong cùng một khu vực ngày càng phụ thuộc lẫn nhau./.
Ngọc Quang (Vietnam+)