Phóng viên TTXVN tại Jakarta ngày 17/12 dẫn thông báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ngân hàng đã lên kế hoạch đến năm 2014 cung cấp thêm các khoản vay mới trị giá 1,7 tỷ USD cho Indonesia để tập trung phát triển kết cấu hạ tầng.
Theo Phó Giám đốc ADB tại Indonesia Edimon Ginting, hai trong số những phân khúc ưu tiên được nhận nguồn vốn nói trên là xây dựng các nhà máy điện địa nhiệt và các dự án đường bộ không thuộc sự quản lý của chính phủ.
Các quỹ sẽ được phân bổ đồng đều thông qua hai kênh chính phủ và tư nhân, bao gồm khối ngân hàng và công ty tài chính. Dự kiến đến cuối năm 2020, ADB sẽ phân bổ 50% số vốn vay thông qua khu vực tư nhân.
Ông Ginting nhận định các tuyến đường kết nối được xây dựng từ vốn vay của ADB sẽ cải thiện điều kiện giao thông đi lại tới các các vùng nông thôn của Indonesia, qua đó hỗ trợ các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và toàn diện của chính phủ nước này.
Ông Gintinh cũng cho biết do khả năng kết nối kém, cơ sở hạ tầng thiếu thốn và chi phí hậu cần cao đã ngăn cản Indonesia phát triển kinh tế nhanh hơn, đạt sự phát triển hợp lý hơn.
Từ thực tế đó, ADB đã cung cấp các khoản vay trị giá 300 triệu USD để hỗ trợ Kế hoạch tổng thể về tăng tốc và mở rộng phát triển kinh tế Indonesia (MP3EI). Bên cạnh đó, ADB cũng đã hỗ trợ 70 triệu USD cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ tại quốc gia “Vạn đảo” trong năm 2012.
Dự kiến, Indonesia sẽ cần khoảng 202 tỷ USD vốn đầu tư để phát triển hạ tầng giao thông và năng lượng trong khoảng 10 năm tới.
Về triển vọng kinh tế Indonesia năm 2012, ông Ginting cho rằng tiêu thụ nội địa, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu sẽ là những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước này. Theo đó, tăng trưởng tiêu dùng trong nước được dự đoán sẽ đạt 23% và tăng trưởng đầu tư có khả năng sẽ chạm ngưỡng 30%.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Điều phối Kinh tế Indonesia mới đây cho rằng tỷ lệ tăng trưởng của nước này trong năm tới 2013 có thể sẽ dao động trong khoảng từ 6,3-6,5%, thấp hơn mục tiêu 6,8% mà chính phủ đặt ra. Trong đó, chi tiêu dùng nội địa và đầu tư sẽ đều đóng góp 3,2% cho tăng trưởng kinh tế./.
Theo Phó Giám đốc ADB tại Indonesia Edimon Ginting, hai trong số những phân khúc ưu tiên được nhận nguồn vốn nói trên là xây dựng các nhà máy điện địa nhiệt và các dự án đường bộ không thuộc sự quản lý của chính phủ.
Các quỹ sẽ được phân bổ đồng đều thông qua hai kênh chính phủ và tư nhân, bao gồm khối ngân hàng và công ty tài chính. Dự kiến đến cuối năm 2020, ADB sẽ phân bổ 50% số vốn vay thông qua khu vực tư nhân.
Ông Ginting nhận định các tuyến đường kết nối được xây dựng từ vốn vay của ADB sẽ cải thiện điều kiện giao thông đi lại tới các các vùng nông thôn của Indonesia, qua đó hỗ trợ các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và toàn diện của chính phủ nước này.
Ông Gintinh cũng cho biết do khả năng kết nối kém, cơ sở hạ tầng thiếu thốn và chi phí hậu cần cao đã ngăn cản Indonesia phát triển kinh tế nhanh hơn, đạt sự phát triển hợp lý hơn.
Từ thực tế đó, ADB đã cung cấp các khoản vay trị giá 300 triệu USD để hỗ trợ Kế hoạch tổng thể về tăng tốc và mở rộng phát triển kinh tế Indonesia (MP3EI). Bên cạnh đó, ADB cũng đã hỗ trợ 70 triệu USD cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ tại quốc gia “Vạn đảo” trong năm 2012.
Dự kiến, Indonesia sẽ cần khoảng 202 tỷ USD vốn đầu tư để phát triển hạ tầng giao thông và năng lượng trong khoảng 10 năm tới.
Về triển vọng kinh tế Indonesia năm 2012, ông Ginting cho rằng tiêu thụ nội địa, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu sẽ là những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước này. Theo đó, tăng trưởng tiêu dùng trong nước được dự đoán sẽ đạt 23% và tăng trưởng đầu tư có khả năng sẽ chạm ngưỡng 30%.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Điều phối Kinh tế Indonesia mới đây cho rằng tỷ lệ tăng trưởng của nước này trong năm tới 2013 có thể sẽ dao động trong khoảng từ 6,3-6,5%, thấp hơn mục tiêu 6,8% mà chính phủ đặt ra. Trong đó, chi tiêu dùng nội địa và đầu tư sẽ đều đóng góp 3,2% cho tăng trưởng kinh tế./.
(TTXVN)