Ban Giám đốc của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê duyệt một khoản vaytrị giá 293 triệu USD để hỗ trợ dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội với tổng vốnđầu tư 1 tỷ USD.
Tuyến đường sắt đô thị mới này sẽ kéo dài từ ga Hà Nội đến Nhổn, cách đó12,5km về phía Tây. Hiện nay 9 trong số 10 người ở Hà Nội sử dụng phương tiệngiao thông cá nhân làm phương tiện đi lại chính, và số còn lại sử dụng phươngtiện giao thông công cộng mà chủ yếu là xe buýt.
Với việc nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển, số lượng người dân HàNội chuyển từ việc sử dụng xe máy sang ôtô đang ngày một gia tăng nhanh chóng.
Xu hướng này, cùng với một thực tế là dân số Hà Nội dự kiến sẽ tăng từ 6 triệulên gần 8 triệu người vào năm 2025, có nguy cơ kìm hãm sự phát triển và tác độngxấu đến môi trường.
Robert Valkovic, Chuyên viên chính phụ trách về Giao thông ở Đông Nam Ácủa ADB phát biểu: “Nếu Hà Nội không phát triển các hệ thống giao thông côngcộng có chất lượng và có khối lượng chuyên chở lớn, sự phát triển của thành phốsẽ từ từ chững lại trong vòng một thập kỷ tới. Hệ thống đường sắt đô thị là mộtvấn đề cần thiết đối với tương lai của Hà Nội.”
Tuyến đường sắt đô thị do ADB hỗ trợ dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015.Bước đầu mỗi ngày dự kiến sẽ có hơn 150.000 người sử dụng tuyến đường này, vàhơn 500.000 người dự kiến sẽ sử dụng nó mỗi ngày vào năm 2030.
Tuyến đường sắt đô thị này cũng được Chính phủ Pháp và Ngân hàng Đầu tưchâu Âu tài trợ. Đây là một trong bốn tuyến đường sắt đô thị ưu tiên trong khuvực siêu đô thị của Thủ đô. Quy hoạch Giao thông Đô thị của Hà Nội nhằm đạt mộtnửa dân số thành phố sẽ sử dụng phương tiện giao thông công cộng vào năm 2020.
Vào đầu năm nay, ADB cũng đã phê duyệt một khoản vay khác nhằm hỗ trợ mộttuyến đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, đưa tổng số hỗ trợ cho đườngsắt đô thị của ADB đối với Việt Nam lên tới 833 triệu USD.
Ngân hàng Phát triển châu Á, trụ sở chính đóng tại Manila, Philippines,hoạt động với sứ mệnh giảm đói nghèo ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương thôngqua tăng trưởng kinh tế toàn diện, tăng trưởng bền vững về môi trường và hộinhập khu vực.
Được thành lập năm 1966, hiện nay ADB có 67 thành viên, trong đó gồm 48thành viên trong khu vực. Năm 2010, ADB đã phê duyệt tổng cộng 13,8 tỷ USD chocác hoạt động tài chính thông qua các khoản cho vay, viện trợ không hoàn lại,bảo lãnh, đầu tư góp vốn và các dự án hỗ trợ kỹ thuật.
ADB cũng huy động được nguồn vốn đồng tài trợ trị giá 3,7 tỷ USD./.
Tuyến đường sắt đô thị mới này sẽ kéo dài từ ga Hà Nội đến Nhổn, cách đó12,5km về phía Tây. Hiện nay 9 trong số 10 người ở Hà Nội sử dụng phương tiệngiao thông cá nhân làm phương tiện đi lại chính, và số còn lại sử dụng phươngtiện giao thông công cộng mà chủ yếu là xe buýt.
Với việc nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển, số lượng người dân HàNội chuyển từ việc sử dụng xe máy sang ôtô đang ngày một gia tăng nhanh chóng.
Xu hướng này, cùng với một thực tế là dân số Hà Nội dự kiến sẽ tăng từ 6 triệulên gần 8 triệu người vào năm 2025, có nguy cơ kìm hãm sự phát triển và tác độngxấu đến môi trường.
Robert Valkovic, Chuyên viên chính phụ trách về Giao thông ở Đông Nam Ácủa ADB phát biểu: “Nếu Hà Nội không phát triển các hệ thống giao thông côngcộng có chất lượng và có khối lượng chuyên chở lớn, sự phát triển của thành phốsẽ từ từ chững lại trong vòng một thập kỷ tới. Hệ thống đường sắt đô thị là mộtvấn đề cần thiết đối với tương lai của Hà Nội.”
Tuyến đường sắt đô thị do ADB hỗ trợ dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015.Bước đầu mỗi ngày dự kiến sẽ có hơn 150.000 người sử dụng tuyến đường này, vàhơn 500.000 người dự kiến sẽ sử dụng nó mỗi ngày vào năm 2030.
Tuyến đường sắt đô thị này cũng được Chính phủ Pháp và Ngân hàng Đầu tưchâu Âu tài trợ. Đây là một trong bốn tuyến đường sắt đô thị ưu tiên trong khuvực siêu đô thị của Thủ đô. Quy hoạch Giao thông Đô thị của Hà Nội nhằm đạt mộtnửa dân số thành phố sẽ sử dụng phương tiện giao thông công cộng vào năm 2020.
Vào đầu năm nay, ADB cũng đã phê duyệt một khoản vay khác nhằm hỗ trợ mộttuyến đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, đưa tổng số hỗ trợ cho đườngsắt đô thị của ADB đối với Việt Nam lên tới 833 triệu USD.
Ngân hàng Phát triển châu Á, trụ sở chính đóng tại Manila, Philippines,hoạt động với sứ mệnh giảm đói nghèo ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương thôngqua tăng trưởng kinh tế toàn diện, tăng trưởng bền vững về môi trường và hộinhập khu vực.
Được thành lập năm 1966, hiện nay ADB có 67 thành viên, trong đó gồm 48thành viên trong khu vực. Năm 2010, ADB đã phê duyệt tổng cộng 13,8 tỷ USD chocác hoạt động tài chính thông qua các khoản cho vay, viện trợ không hoàn lại,bảo lãnh, đầu tư góp vốn và các dự án hỗ trợ kỹ thuật.
ADB cũng huy động được nguồn vốn đồng tài trợ trị giá 3,7 tỷ USD./.
PV (Vietnam+)