Ngày 3/5, Giám đốc điều hành Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Rajat Nag cảnh báo các nước châu Á đang nổi cần cảnh giác trước nguy cơ "bong bóng tài sản" và kinh tế phát triển khá nóng trong bối cảnh các ngân hàng trung ương trên thế giới nới lỏng chính sách tiền tệ.
Phát biểu với các phóng viên trước thềm hội nghị thường niên Ban thống đốc ADB sắp chính thức khai mạc vào ngày 4/5 tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ, ông Nag cho rằng yếu tố tích cực của việc nới lỏng định lượng ở Nhật Bản và các nền kinh tế khác là giúp những nước này bắt đầu tăng trưởng, song khiến các nền kinh tế đang nổi tại châu Á lo ngại rằng việc này tạo ra bong bóng tài sản và kinh tế phát triển quá nóng.
Ông Nag lưu ý rằng sức ép lạm phát đã "gia tăng" tại nhiều nước châu Á khi công suất chế tạo của các nền kinh tế này ở mức tối đa.
Theo ông Nag, các nền kinh tế đang nổi ở châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan đang trên đà tăng trưởng vững chắc khoảng 6,5% trong năm nay nhờ nhu cầu trong nước và khu vực gia tăng và giảm bớt sự phụ thuộc vào các nước phát triển.
Tuy nhiên, ông Nag cho rằng mối quan ngại hiện nay là về chất lượng tăng trưởng trong bối cảnh có nhiều lo ngại về bất bình đẳng kinh tế và tính bền vững môi trường của các nước này.
Tháng 4/2013, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thông báo sẽ bơm 1.400 tỷ USD vào nền kinh tế trong hai năm tới, trong khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Anh cũng bắt đầu một số kiểu "nới lỏng định lượng" hay tăng nguồn cung tiền mặt ở mức giới hạn nhằm khôi phục kinh tế./.
Phát biểu với các phóng viên trước thềm hội nghị thường niên Ban thống đốc ADB sắp chính thức khai mạc vào ngày 4/5 tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ, ông Nag cho rằng yếu tố tích cực của việc nới lỏng định lượng ở Nhật Bản và các nền kinh tế khác là giúp những nước này bắt đầu tăng trưởng, song khiến các nền kinh tế đang nổi tại châu Á lo ngại rằng việc này tạo ra bong bóng tài sản và kinh tế phát triển quá nóng.
Ông Nag lưu ý rằng sức ép lạm phát đã "gia tăng" tại nhiều nước châu Á khi công suất chế tạo của các nền kinh tế này ở mức tối đa.
Theo ông Nag, các nền kinh tế đang nổi ở châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan đang trên đà tăng trưởng vững chắc khoảng 6,5% trong năm nay nhờ nhu cầu trong nước và khu vực gia tăng và giảm bớt sự phụ thuộc vào các nước phát triển.
Tuy nhiên, ông Nag cho rằng mối quan ngại hiện nay là về chất lượng tăng trưởng trong bối cảnh có nhiều lo ngại về bất bình đẳng kinh tế và tính bền vững môi trường của các nước này.
Tháng 4/2013, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thông báo sẽ bơm 1.400 tỷ USD vào nền kinh tế trong hai năm tới, trong khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Anh cũng bắt đầu một số kiểu "nới lỏng định lượng" hay tăng nguồn cung tiền mặt ở mức giới hạn nhằm khôi phục kinh tế./.
(TTXVN)