Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cảnh báo Indonesia về sự quá phụ thuộc vào các ngân hàng để tìm vốn đầu tư và khuyến cáo nước này nên thúc đẩy thị trường trái phiếu địa phương để tránh gặp vấn đề về thanh khoản trong việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng dài hạn.
Phó chủ tịch phụ trách tài chính và quản lý rủi ro của ADB Thierry de Longuemar nói rằng một trong những điều Indonesia cần đặc biệt lưu ý liên quan đến việc vay vốn từ ngân hàng là các ngân hàng không thể cho vay nhiều hơn khả năng của họ đối với những yêu cầu tín dụng dài hạn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.
Một sự phụ thuộc vào các khoản tín dụng ngân hàng để phát triển cơ sở hạ tầng sẽ làm giảm tính thanh khoản, khi các ngân hàng thường tài trợ cho các dự án dài hạn với tiền gửi ngắn hạn. Vì vậy, phát hành trái phiếu dài hạn là lựa chọn tốt hơn.
Ông Thierry de Longuemar nhấn mạnh rằng hiện các nhà đầu tư toàn cầu đang có sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ vào thị trường trái phiếu đang phát triển nhanh chóng của các nền kinh Đông Nam Á, và Indonesia cần tận dụng khai thác cơ hội này để đẩy nhanh phát triển cơ sở hạ tầng của mình.
Hơn nữa, một thị trường trái phiếu phát triển tốt sẽ cung cấp nguồn vốn thay thế ít tốn kém hơn cho các công ty trong nước, mà hầu hết trong số này vẫn còn phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tại Indonesia, các giám đốc điều hành thường xuyên phàn nàn về chi phí cao của các khoản vay, với mức lãi suất cao hơn so với các đồng nghiệp của họ trong khu vực Đông Nam Á.
Các ngân hàng Indonesia đang áp dụng biên độ lãi suất ròng tổng hợp (NIM) 5,53%, cao gần gấp đôi so với các ngân hàng ở các quốc gia thành viên ASEAN khác, thậm chí còn cao hơn cả ở Trung Quốc và Ấn Độ có NIM dao động trong khoảng 2-3,5%.
Theo ông De Longuemar, Indonesia có thể giải quyết tình trạng lãi suất cao để thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.
Điều đang diễn ra ở hầu hết quốc gia là sự bắt đầu với cơ chế tài chính theo định hướng ngân hàng và dần chuyển sang cơ chế theo định hướng thị trường để tạo ra sự cạnh tranh và cho phép các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn rẻ hơn.
Hiện có nhu cầu cao đối với trái phiếu Chính phủ Indonesia, nhất là sau khi hai cơ quan xếp hạng tín dụng có uy tín Fitch Ratings và Moody đã nâng mức tín nhiệm đối với nợ chủ quyền quốc gia của Indonesia.
Mặc dù còn có những lo ngại về lạm phát tăng cao, song tất cả đợt phát hành trái phiếu chính phủ của Indonesia trong năm nay đều được đăng ký mua quá mức.
Điều này cho thấy lòng tin cao của các nhà đầu tư đối với nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này, mặc dù triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn ảm đạm.
Chính phủ Indonesia đã tăng giá trị lượng trái phiếu chính phủ phát hành, từ mức 7.150 tỷ rupiah (734 triệu USD) trước đó lên 14.100 tỷ rupiah trong đợt phát hành mới nhất ngày 13/3./.
Phó chủ tịch phụ trách tài chính và quản lý rủi ro của ADB Thierry de Longuemar nói rằng một trong những điều Indonesia cần đặc biệt lưu ý liên quan đến việc vay vốn từ ngân hàng là các ngân hàng không thể cho vay nhiều hơn khả năng của họ đối với những yêu cầu tín dụng dài hạn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.
Một sự phụ thuộc vào các khoản tín dụng ngân hàng để phát triển cơ sở hạ tầng sẽ làm giảm tính thanh khoản, khi các ngân hàng thường tài trợ cho các dự án dài hạn với tiền gửi ngắn hạn. Vì vậy, phát hành trái phiếu dài hạn là lựa chọn tốt hơn.
Ông Thierry de Longuemar nhấn mạnh rằng hiện các nhà đầu tư toàn cầu đang có sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ vào thị trường trái phiếu đang phát triển nhanh chóng của các nền kinh Đông Nam Á, và Indonesia cần tận dụng khai thác cơ hội này để đẩy nhanh phát triển cơ sở hạ tầng của mình.
Hơn nữa, một thị trường trái phiếu phát triển tốt sẽ cung cấp nguồn vốn thay thế ít tốn kém hơn cho các công ty trong nước, mà hầu hết trong số này vẫn còn phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tại Indonesia, các giám đốc điều hành thường xuyên phàn nàn về chi phí cao của các khoản vay, với mức lãi suất cao hơn so với các đồng nghiệp của họ trong khu vực Đông Nam Á.
Các ngân hàng Indonesia đang áp dụng biên độ lãi suất ròng tổng hợp (NIM) 5,53%, cao gần gấp đôi so với các ngân hàng ở các quốc gia thành viên ASEAN khác, thậm chí còn cao hơn cả ở Trung Quốc và Ấn Độ có NIM dao động trong khoảng 2-3,5%.
Theo ông De Longuemar, Indonesia có thể giải quyết tình trạng lãi suất cao để thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.
Điều đang diễn ra ở hầu hết quốc gia là sự bắt đầu với cơ chế tài chính theo định hướng ngân hàng và dần chuyển sang cơ chế theo định hướng thị trường để tạo ra sự cạnh tranh và cho phép các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn rẻ hơn.
Hiện có nhu cầu cao đối với trái phiếu Chính phủ Indonesia, nhất là sau khi hai cơ quan xếp hạng tín dụng có uy tín Fitch Ratings và Moody đã nâng mức tín nhiệm đối với nợ chủ quyền quốc gia của Indonesia.
Mặc dù còn có những lo ngại về lạm phát tăng cao, song tất cả đợt phát hành trái phiếu chính phủ của Indonesia trong năm nay đều được đăng ký mua quá mức.
Điều này cho thấy lòng tin cao của các nhà đầu tư đối với nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này, mặc dù triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn ảm đạm.
Chính phủ Indonesia đã tăng giá trị lượng trái phiếu chính phủ phát hành, từ mức 7.150 tỷ rupiah (734 triệu USD) trước đó lên 14.100 tỷ rupiah trong đợt phát hành mới nhất ngày 13/3./.
Việt Tú (TTXVN)