Đề cập tới cách tiếp cận mới giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, việc đồng hành cùng người dân xuyên suốt chuỗi giá trị, từ đầu vào tới thị trường tiêu thụ sẽ là một trong mấu chốt giúp người nghèo tránh cảnh được mùa mất giá hay đau xót hơn là chuyện nông dân mỗi mùa lại chặt cây cũ, trồng cây mới.
Ý kiến này đã được khá nhiều chuyên gia đồng tình trong hội thảo “Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo” vừa được tổ chức hôm nay 21/6.
Nói rõ hơn về ý tưởng của mình, ông Đào Việt Dũng, Cán bộ cao cấp quản lý khu vực công của ADB nhận định, xóa đói giảm nghèo ở nhiều khu vực ở Việt Nam vẫn đang là một thách thức. Bởi, theo tính toán, số hộ dân dưới chuẩn nghèo ở nước ta vẫn khoảng 10 triệu người. Đặc biệt, ở nhiều vùng tỷ lệ người nghèo vẫn chiếm trên 50%.
Theo ông Dũng, những chính sách với người nghèo hiện tại mới chỉ giúp một phần cho người nghèo. Chính điều này đã gây nên tình trạng, chúng ta chỉ xây dựng được những vùng nguyên liệu mà không để ý tới thị trường cho nông dân.
Bởi vậy, trong 7 dự án được ADB giúp đỡ triển khai trong thời gian qua, việc quan tâm tới tất cả các khâu từ đầu vào tới đầu ra đã được đặc biệt chú ý.
“Chúng tôi quan tâm tới phân bón cho cây, tới việc vận chuyển cho bà con như ở một số dự án chè, cafe. Tới đầu ra, chúng tôi cũng chú ý xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm vào siêu thị,” ông Dũng nói về 7 dự án được ADB giúp đỡ trong vài năm trở lại đây.
Những dự án này rất đa dạng, từ công nghệ trồng nấm giúp giảm nghèo, đến chè hữu cơ của đồng bào thiểu số Hà Giang, hay sản xuất phân vi sinh từ phế phẩm trong quá trình chế biến tinh bột sắn…
Theo tổng kết của ADB, 7 dự án này đã tạo ra 2.100 việc làm mới và cải thiện thu nhập của 3.600 hộ gia đình ở những khu vực này.
Nói riêng về dự án trồng nấm ở Yên Bái, ông Vũ Hữu Lê, giám đốc công ty cơ khí Hồng Hà (Yên Bái), đơn vị trực tiếp tham gia, nhận định, rất nhiều công nhân ở nhà máy của ông sau một thời gian dự án đã cải thiện thu nhập đáng kể.
“Có công nhân tháng vừa rồi đã thu nhập gần 5 triệu đồng, gấp đôi trước kia,” ông Lê nói.
Theo đại diện ADB, những tiến bộ này cho thấy mấu chốt trong cách tiếp cận mới để giúp người nghèo đó là việc không coi nông dân là đối tượng chính sách mà phải là thực thể tham gia trực tiếp vào chương trình. Điều này không những giải phóng sức lao động của người dân mà còn tạo ra mối liên kết giữa người dân và doanh nghiệp. Đó chính là cơ sở giúp người dân và doanh nghiệp đều phát triển bền vững.
Ông Dũng cũng đặt ra câu hỏi, vì sao Việt Nam có sản lượng rất cao cafe hay chè nhưng giá bán xuất khẩu lại chỉ bằng một nửa giá thế giới.
Bởi vậy, khi tạo ra được sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp thì vấn đề thương hiệu lại cần phải tính tới.
Một ví dụ điển hình đã được công ty Hùng Cường ở Hà Giang áp dụng với dự án chè Shan. Dự án đã tập trung việc đưa tổ chức quốc tế tới Việt Nam để đánh giá và cấp chứng chỉ về loại chè hữu cơ đặc biệt của rừng núi phía Bắc. Chính điều này đã đẩy giá chè Shan từ 2 USD/kg trước kia lên tới 4 USD/kg và hiện tại, giá của loại chè này đã có loại lên tới 8 USD/kg.
Bài học này theo ông Dũng, đó là kết quả của việc tiếp cận giúp đỡ người nghèo theo hướng thị trường.
Đồng tình, ông ông Hoàng Viết Khang, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng, những ý tưởng sáng tạo sẽ giúp người nghèo có sân chơi bình đẳng hơn.
Những dự án được triển khai đã cho thấy cách ứng dụng mới để phối hợp giữa cộng đồng và khu vực tư nhân.
Bởi thế, ông Khang nhận định: “Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong muốn phát triển những hoạt động của dự án trong những năm tiếp sau, sử dụng dự án như là một hình mẫu mới để giúp đỡ những cộng đồng vẫn đang phải tiếp tục đối mặt với nghèo đói”
Ý kiến này đã được khá nhiều chuyên gia đồng tình trong hội thảo “Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo” vừa được tổ chức hôm nay 21/6.
Nói rõ hơn về ý tưởng của mình, ông Đào Việt Dũng, Cán bộ cao cấp quản lý khu vực công của ADB nhận định, xóa đói giảm nghèo ở nhiều khu vực ở Việt Nam vẫn đang là một thách thức. Bởi, theo tính toán, số hộ dân dưới chuẩn nghèo ở nước ta vẫn khoảng 10 triệu người. Đặc biệt, ở nhiều vùng tỷ lệ người nghèo vẫn chiếm trên 50%.
Theo ông Dũng, những chính sách với người nghèo hiện tại mới chỉ giúp một phần cho người nghèo. Chính điều này đã gây nên tình trạng, chúng ta chỉ xây dựng được những vùng nguyên liệu mà không để ý tới thị trường cho nông dân.
Bởi vậy, trong 7 dự án được ADB giúp đỡ triển khai trong thời gian qua, việc quan tâm tới tất cả các khâu từ đầu vào tới đầu ra đã được đặc biệt chú ý.
“Chúng tôi quan tâm tới phân bón cho cây, tới việc vận chuyển cho bà con như ở một số dự án chè, cafe. Tới đầu ra, chúng tôi cũng chú ý xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm vào siêu thị,” ông Dũng nói về 7 dự án được ADB giúp đỡ trong vài năm trở lại đây.
Những dự án này rất đa dạng, từ công nghệ trồng nấm giúp giảm nghèo, đến chè hữu cơ của đồng bào thiểu số Hà Giang, hay sản xuất phân vi sinh từ phế phẩm trong quá trình chế biến tinh bột sắn…
Theo tổng kết của ADB, 7 dự án này đã tạo ra 2.100 việc làm mới và cải thiện thu nhập của 3.600 hộ gia đình ở những khu vực này.
Nói riêng về dự án trồng nấm ở Yên Bái, ông Vũ Hữu Lê, giám đốc công ty cơ khí Hồng Hà (Yên Bái), đơn vị trực tiếp tham gia, nhận định, rất nhiều công nhân ở nhà máy của ông sau một thời gian dự án đã cải thiện thu nhập đáng kể.
“Có công nhân tháng vừa rồi đã thu nhập gần 5 triệu đồng, gấp đôi trước kia,” ông Lê nói.
Theo đại diện ADB, những tiến bộ này cho thấy mấu chốt trong cách tiếp cận mới để giúp người nghèo đó là việc không coi nông dân là đối tượng chính sách mà phải là thực thể tham gia trực tiếp vào chương trình. Điều này không những giải phóng sức lao động của người dân mà còn tạo ra mối liên kết giữa người dân và doanh nghiệp. Đó chính là cơ sở giúp người dân và doanh nghiệp đều phát triển bền vững.
Ông Dũng cũng đặt ra câu hỏi, vì sao Việt Nam có sản lượng rất cao cafe hay chè nhưng giá bán xuất khẩu lại chỉ bằng một nửa giá thế giới.
Bởi vậy, khi tạo ra được sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp thì vấn đề thương hiệu lại cần phải tính tới.
Một ví dụ điển hình đã được công ty Hùng Cường ở Hà Giang áp dụng với dự án chè Shan. Dự án đã tập trung việc đưa tổ chức quốc tế tới Việt Nam để đánh giá và cấp chứng chỉ về loại chè hữu cơ đặc biệt của rừng núi phía Bắc. Chính điều này đã đẩy giá chè Shan từ 2 USD/kg trước kia lên tới 4 USD/kg và hiện tại, giá của loại chè này đã có loại lên tới 8 USD/kg.
Bài học này theo ông Dũng, đó là kết quả của việc tiếp cận giúp đỡ người nghèo theo hướng thị trường.
Đồng tình, ông ông Hoàng Viết Khang, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng, những ý tưởng sáng tạo sẽ giúp người nghèo có sân chơi bình đẳng hơn.
Những dự án được triển khai đã cho thấy cách ứng dụng mới để phối hợp giữa cộng đồng và khu vực tư nhân.
Bởi thế, ông Khang nhận định: “Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong muốn phát triển những hoạt động của dự án trong những năm tiếp sau, sử dụng dự án như là một hình mẫu mới để giúp đỡ những cộng đồng vẫn đang phải tiếp tục đối mặt với nghèo đói”
7 dự án đã được Quỹ thách thức Việt Nam tài trợ đều là những dự án có ý tưởng sáng tạo tốt, vừa tạo ra lợi ích doanh nghiệp, vừa giúp đỡ người nghèo. Điểm chung ở các dự án đó là việc phân chia nông dân thành từng nhóm và đào tạo những kỹ năng sản xuất theo tiêu chuẩn. Những sản phẩm nông dân làm ra được doanh nghiệp tổ chức thu mua tận nơi tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, nhất là những đồng bào ở miền núi xa xôi. Quỹ thách thức Việt Nam được khởi động năm 2009 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ phát triển Quốc tế Anh (DFID) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) hỗ trợ. Tổng số tiền tài trợ từ Quỹ Thách thức là 1,26 triệu USD, và đóng góp từ các doanh nghiệp tham gia là 2,45 triệu USD. |
Xuân Dũng (Vietnam+)