Chiều ngày 22/8, ông Đỗ Minh Toàn, Phó Tổng giám đốc thường trực Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), hiện thay thế điều hành trong thời gian ông Lý Xuân Hải - Tổng giám đốc đang vắng mặt, đã trao đổi với phóng viên những thông tin liên quan đến ACB trong hai ngày biến động vừa qua.
Ông Toàn cho biết, hiện nay nhiều khách hàng vẫn tin tưởng và ủng hộ dù ACB đang xảy ra sự cố có liên quan. Từ tối ngày 20/8, ACB đã nhận ra tình hình sẽ có sự cố thanh khoản nên đã thống nhất kịch bản để chuẩn bị ứng phó vào ngày 21/8. Lượng tiền rút ra ngày hôm nay (22/8) quy ra tiền đồng là 5.000 tỷ đồng, tăng hơn so với ngày hôm qua (21/8), nhưng so với kịch bản của ACB thì vẫn thấp hơn. ACB đánh giá về việc rút tiền trong hai ngày nay là ở mức độ trung bình và trong tầm kiểm soát.
"Việc rút tiền tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh, còn ở các tỉnh thì khách hàng vẫn bình tĩnh, có một vài người đến hỏi rồi về, cũng có người rút nhưng có nói rằng nếu ACB bình thường trở lại họ sẽ quay gửi lại," ông Toàn nói.
Cũng trong ngày hôm nay (22/8), ACB đã quyết định từ ngày mai (23/8) sẽ đưa ra chính sách khuyến khích đối với những khách hàng đã rút ra và gửi lại, ACB sẽ trả lãi suất đúng như họ đã gửi cho đến ngày đáo hạn (nghĩa là khi rút trước hạn thì khách hàng chỉ được lãi suất không kỳ hạn, nhưng nếu gửi lại ACB sẽ trả đúng lãi suất tính đến ngày đáo hạn).
Theo ông Toàn, đa số khách hàng rút tiền là khách hàng nhỏ lẻ và người dân, còn doanh nghiệp thì không có động thái đáng kể.
Ông Toàn nhận định, trong khủng hoảng, có thời điểm khách hàng tiếp nhận thông tin nhanh quá, rút ra trước hạn nên lợi nhuận bị thiệt hại. “Tuy nhiên, ý đồ chính của chúng tôi vẫn là muốn khách hàng bình tâm, suy nghĩ kỹ hơn, bởi ACB cam kết chi trả toàn bộ số tiền khách hàng đang gửi tại ACB mà muốn rút,” ông Toàn khẳng định.
Ông Toàn cho biết, khi xảy ra sự cố liên quan đến ACB, ngân hàng đã có báo cáo về các diễn biến và các kịch bản trước Ngân hàng Nhà nước. Đến ngày 21/8, ACB đã sử dụng từ thị trường mở (OMO) là 3.000 tỷ đồng bằng trái phiếu Chính phủ. Hôm nay (22/8), ACB lấy thêm trên thị trường mở là 7.000 tỷ đồng dựa trên khối lượng trái phiếu Chính phủ mà ACB có được. Tổng cộng lượng tiền ACB sử dụng thông qua thị trường mở là 10.000 tỷ đồng để phục vụ công tác thanh khoản của ACB.
Cũng theo vị lãnh đạo này, ACB đang thu dần nợ và tiền gửi liên ngân hàng với số tiền xấp xỉ 36.000 tỷ đồng (đây là những khoản đến hạn thu về). Bên cạnh đó, ngân hàng cũng nhận được sự hỗ trợ từ một số ngân hàng bạn, nhưng cũng có giới hạn, bởi bản thân họ cũng phải có dự phòng trong những trường hợp khó khăn.
Ông Toàn cho biết thêm, ngày 23/8, lượng tiền tồn còn đủ để phục vụ tiếp tục cho khách hàng. Hôm nay ACB đã chi trả 5.000 tỷ đồng, còn tồn 5.000 tỷ đồng.
"Như vậy, tính đến ngày 22/8, tồn quỹ tại ACB tính riêng bằng tiền đồng là 6.100 tỷ đồng tiền mặt, bằng USD tiền mặt là 9,3 triệu USD, cộng thêm 20 triệu USD đang trên đường về; lượng USD chuyển khoản đang tồn trên tài khoản là 165 triệu USD sẵn sàng chuyển đổi bằng tiền mặt," ông Toàn đưa ra các con số minh chứng cho năng lực tài chính bền vững của ngân hàng mình./.
Ông Toàn cho biết, hiện nay nhiều khách hàng vẫn tin tưởng và ủng hộ dù ACB đang xảy ra sự cố có liên quan. Từ tối ngày 20/8, ACB đã nhận ra tình hình sẽ có sự cố thanh khoản nên đã thống nhất kịch bản để chuẩn bị ứng phó vào ngày 21/8. Lượng tiền rút ra ngày hôm nay (22/8) quy ra tiền đồng là 5.000 tỷ đồng, tăng hơn so với ngày hôm qua (21/8), nhưng so với kịch bản của ACB thì vẫn thấp hơn. ACB đánh giá về việc rút tiền trong hai ngày nay là ở mức độ trung bình và trong tầm kiểm soát.
"Việc rút tiền tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh, còn ở các tỉnh thì khách hàng vẫn bình tĩnh, có một vài người đến hỏi rồi về, cũng có người rút nhưng có nói rằng nếu ACB bình thường trở lại họ sẽ quay gửi lại," ông Toàn nói.
Cũng trong ngày hôm nay (22/8), ACB đã quyết định từ ngày mai (23/8) sẽ đưa ra chính sách khuyến khích đối với những khách hàng đã rút ra và gửi lại, ACB sẽ trả lãi suất đúng như họ đã gửi cho đến ngày đáo hạn (nghĩa là khi rút trước hạn thì khách hàng chỉ được lãi suất không kỳ hạn, nhưng nếu gửi lại ACB sẽ trả đúng lãi suất tính đến ngày đáo hạn).
Theo ông Toàn, đa số khách hàng rút tiền là khách hàng nhỏ lẻ và người dân, còn doanh nghiệp thì không có động thái đáng kể.
Ông Toàn nhận định, trong khủng hoảng, có thời điểm khách hàng tiếp nhận thông tin nhanh quá, rút ra trước hạn nên lợi nhuận bị thiệt hại. “Tuy nhiên, ý đồ chính của chúng tôi vẫn là muốn khách hàng bình tâm, suy nghĩ kỹ hơn, bởi ACB cam kết chi trả toàn bộ số tiền khách hàng đang gửi tại ACB mà muốn rút,” ông Toàn khẳng định.
Ông Toàn cho biết, khi xảy ra sự cố liên quan đến ACB, ngân hàng đã có báo cáo về các diễn biến và các kịch bản trước Ngân hàng Nhà nước. Đến ngày 21/8, ACB đã sử dụng từ thị trường mở (OMO) là 3.000 tỷ đồng bằng trái phiếu Chính phủ. Hôm nay (22/8), ACB lấy thêm trên thị trường mở là 7.000 tỷ đồng dựa trên khối lượng trái phiếu Chính phủ mà ACB có được. Tổng cộng lượng tiền ACB sử dụng thông qua thị trường mở là 10.000 tỷ đồng để phục vụ công tác thanh khoản của ACB.
Cũng theo vị lãnh đạo này, ACB đang thu dần nợ và tiền gửi liên ngân hàng với số tiền xấp xỉ 36.000 tỷ đồng (đây là những khoản đến hạn thu về). Bên cạnh đó, ngân hàng cũng nhận được sự hỗ trợ từ một số ngân hàng bạn, nhưng cũng có giới hạn, bởi bản thân họ cũng phải có dự phòng trong những trường hợp khó khăn.
Ông Toàn cho biết thêm, ngày 23/8, lượng tiền tồn còn đủ để phục vụ tiếp tục cho khách hàng. Hôm nay ACB đã chi trả 5.000 tỷ đồng, còn tồn 5.000 tỷ đồng.
"Như vậy, tính đến ngày 22/8, tồn quỹ tại ACB tính riêng bằng tiền đồng là 6.100 tỷ đồng tiền mặt, bằng USD tiền mặt là 9,3 triệu USD, cộng thêm 20 triệu USD đang trên đường về; lượng USD chuyển khoản đang tồn trên tài khoản là 165 triệu USD sẵn sàng chuyển đổi bằng tiền mặt," ông Toàn đưa ra các con số minh chứng cho năng lực tài chính bền vững của ngân hàng mình./.
Theo dữ liệu của Reuters, trong phiên thứ 251, ngày 22/8, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra tới 13.025 tỷ đồng trên thị trường mở (OMO), kỳ hạn 7 ngày, với lãi suất 8%/năm.
Như vậy, khối lượng bơm vốn phiên này đã tăng mạnh so với mức 5.000 tỷ đồng phiên trước đó, tuy nhiên, lãi suất cho vay giảm 0,8% xuống còn 8%/năm.
Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất được chào cho vay qua đêm đã tăng vọt lên 8-8,5%/năm, từ mức 4,5-4,7%/năm hôm qua; lãi suất kỳ hạn 1 tuần tăng lên 8-8,5%/năm, từ mức 4,8-5%/năm phiên trước đó.
Nếu tính trong hai ngày 21-22/8, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra tổng cộng 18.025 tỷ đồng trên thị trường mở.
|
(Vietnam+)