Tổng giám đốc điều hành Liên đoàn Công nghiệp Ghi âm Quốc tế (IFPI) Frances Moore cho biết khoảng 95% lượt tải nhạc số trên mạng là không có bản quyền.
Báo cáo mới nhất của IFPI công bố ngày 20/1 cho biết doanh thu nhạc số toàn cầu trong năm qua chỉ đạt 4,6 tỷ USD, tăng 6% so với năm trước đó, trong khi tốc độ tăng trưởng của năm 2009 đạt 9% và năm 2008 đạt tới 30%.
Ông Frances Moore cho biết lĩnh vực nhạc số chiếm 29% tổng doanh thu của toàn ngành kinh doanh đĩa nhạc trong năm ngoái. Tuy nhiên, tại Mỹ nó chiếm tỷ trọng tới gần 50%.
Bản thân ngành kinh doanh đĩa nhạc nói chung cũng không tránh khỏi sự sa sút, với mức giảm 9%, chủ yếu là do sự giảm sút doanh số bán đĩa CD và tình trạng download không bản quyền trên Internet.
Các chuyên gia cho rằng sự suy giảm nói trên phản ánh lĩnh vực nhạc số nói chung, cũng như dịch vụ phổ biến nhất trong lĩnh vực này là iTunes, đang trong giai đoạn bão hòa. Mặt khác, nó cũng cho thấy nạn sao chép và download lậu tiếp tục đặt ra những thách thức lớn cho ngành công nghiệp kinh doanh nhạc số.
Hiện có hơn 400 công ty cung cấp dịch vụ tải nhạc số trên toàn cầu, trong đó châu Âu chiếm tới hơn một nửa.
IFPI cảnh báo nếu chính phủ các nước không có những giải pháp mạnh tay ngăn chặn các dịch vụ cho phép chia sẻ hoặc tải nhạc trái phép, như trang web Limewire, toàn ngành công nghiệp thu âm sẽ bị mất nhiều việc làm.
Năm 2010 tại Anh, quốc hội đã ban hành Luật Kinh tế Số, trong đó cho phép các nhà cung cấp dịch vụ Internet cắt đường truyền đối với các công ty vi phạm các quy định bảo vệ bản quyền âm nhạc song luật này trên thực tế vẫn chưa được áp dụng bởi đang trong giai đoạn thí điểm.
Báo cáo của IFPI hoan nghênh các chính phủ Hàn Quốc, Pháp và Ireland trong năm qua đã có nhiều biện pháp chống vi phạm bản quyền âm nhạc, qua đó giảm mạnh tình trạng sao chép bài hát, đĩa nhạc trái phép. Đặc biệt, Chính phủ Hàn Quốc đã thu hồi giấy phép của 11 công ty cung cấp dịch vụ tải nhạc bất hợp pháp.
Tuy nhiên, ông Thomas Hesse, Chủ tịch Global Digital Business, chi nhánh kinh doanh nhạc số của tập đoàn Sony Music, tỏ ra lạc quan rằng lĩnh vực download qua điện thoại di động mới chỉ khai thác được “phần nổi” trong kho tàng nhạc số toàn cầu và "có cơ sở để tin rằng lĩnh vực nhạc số sẽ lấy lại tốc độ tăng trưởng”./.
Báo cáo mới nhất của IFPI công bố ngày 20/1 cho biết doanh thu nhạc số toàn cầu trong năm qua chỉ đạt 4,6 tỷ USD, tăng 6% so với năm trước đó, trong khi tốc độ tăng trưởng của năm 2009 đạt 9% và năm 2008 đạt tới 30%.
Ông Frances Moore cho biết lĩnh vực nhạc số chiếm 29% tổng doanh thu của toàn ngành kinh doanh đĩa nhạc trong năm ngoái. Tuy nhiên, tại Mỹ nó chiếm tỷ trọng tới gần 50%.
Bản thân ngành kinh doanh đĩa nhạc nói chung cũng không tránh khỏi sự sa sút, với mức giảm 9%, chủ yếu là do sự giảm sút doanh số bán đĩa CD và tình trạng download không bản quyền trên Internet.
Các chuyên gia cho rằng sự suy giảm nói trên phản ánh lĩnh vực nhạc số nói chung, cũng như dịch vụ phổ biến nhất trong lĩnh vực này là iTunes, đang trong giai đoạn bão hòa. Mặt khác, nó cũng cho thấy nạn sao chép và download lậu tiếp tục đặt ra những thách thức lớn cho ngành công nghiệp kinh doanh nhạc số.
Hiện có hơn 400 công ty cung cấp dịch vụ tải nhạc số trên toàn cầu, trong đó châu Âu chiếm tới hơn một nửa.
IFPI cảnh báo nếu chính phủ các nước không có những giải pháp mạnh tay ngăn chặn các dịch vụ cho phép chia sẻ hoặc tải nhạc trái phép, như trang web Limewire, toàn ngành công nghiệp thu âm sẽ bị mất nhiều việc làm.
Năm 2010 tại Anh, quốc hội đã ban hành Luật Kinh tế Số, trong đó cho phép các nhà cung cấp dịch vụ Internet cắt đường truyền đối với các công ty vi phạm các quy định bảo vệ bản quyền âm nhạc song luật này trên thực tế vẫn chưa được áp dụng bởi đang trong giai đoạn thí điểm.
Báo cáo của IFPI hoan nghênh các chính phủ Hàn Quốc, Pháp và Ireland trong năm qua đã có nhiều biện pháp chống vi phạm bản quyền âm nhạc, qua đó giảm mạnh tình trạng sao chép bài hát, đĩa nhạc trái phép. Đặc biệt, Chính phủ Hàn Quốc đã thu hồi giấy phép của 11 công ty cung cấp dịch vụ tải nhạc bất hợp pháp.
Tuy nhiên, ông Thomas Hesse, Chủ tịch Global Digital Business, chi nhánh kinh doanh nhạc số của tập đoàn Sony Music, tỏ ra lạc quan rằng lĩnh vực download qua điện thoại di động mới chỉ khai thác được “phần nổi” trong kho tàng nhạc số toàn cầu và "có cơ sở để tin rằng lĩnh vực nhạc số sẽ lấy lại tốc độ tăng trưởng”./.
Vũ Hội (TTXVN/Vietnam+)