Theo số liệu của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, tại Việt Nam, trung bình hàng ngày có khoảng 30-35 người chết vì tai nạn giao thông, chủ yếu là tai nạn giao thông đường bộ với trên 90%.
Đây là những con số thực trạng đáng báo động đối với tình hình tai nạn giao thông ở nước ta vốn đã trở thành một vấn nạn xã hội nghiêm trọng.
Trong vòng 10 năm qua, vận tải hành khách tăng 12%/năm, vận tải hàng hóa tăng 10%/năm, tổng số ôtô và xe máy tại Hà Nội tăng đều đặn, tương ứng với 302.000 ôtô và 3.649 xe máy; trong khi chỉ có khoảng 8.489km đường giao thông. Tính trung bình mỗi kilômét đường Hà Nội phải gánh chịu gần 6.500 ôtô và xe máy các loại.
Cụ thể, trên 85% tai nạn do lỗi của người tham gia giao thông, trong đó là các hành vi chạy quá tốc độ, do phương tiện và do kết cấu hạ tầng đường bộ.
Hầu hết tai nạn giao thông xảy ra trên quốc lộ và đường tỉnh nơi có lưu lượng xe lớn, trong đó khoảng 48% trên quốc lộ, 16% trên đường tỉnh và 20% trên đường đô thị.
Số vụ tai nạn giao thông do xe máy gây ra chiếm trên 75%, ôtô chiếm 17%, xe đạp 4%, các tai nạn nghiêm trọng chiếm khoảng 70% số vụ tai nạn giao thông. Tỷ lệ các vụ tai nạn nghiêm trọng đang có xu hướng gia tăng.
Muốn giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ, các chuyên gia khuyến nghị thực hiện đồng bộ các chiến lược từ năm 2011-2020 và tầm nhìn năm 2030 với việc nâng cấp cải tạo và tăng cường điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phấn đấu 80% quốc lộ đạt tiêu chuẩn.
Đồng thời, cần xây dựng và phát triển hệ thống kiểm tra, kiểm soát 100% phương tiện cơ giới đường bộ, đưa việc giáo dục tai nạn giao thông vào bậc tiểu học.
Mục tiêu phấn đấu giảm thiểu số người chết do tai nạn giao thông đường bộ trên 100.000 dân từ 13 người năm 2009 xuống còn 8 người năm 2020.
Trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng đường bộ, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 412/QĐ-TTg đến năm 2020 tổng mức đầu tư vào đường bộ chiếm 20 tỷ USD trong đó bao gồm các dự án về đường cao tốc, nâng cấp quốc lộ, tuyến đường vành đai hướng tâm trong giao thông đô thị, mở rộng kết hợp xây dựng mạng lưới đường chính và khu vực…/.
Đây là những con số thực trạng đáng báo động đối với tình hình tai nạn giao thông ở nước ta vốn đã trở thành một vấn nạn xã hội nghiêm trọng.
Trong vòng 10 năm qua, vận tải hành khách tăng 12%/năm, vận tải hàng hóa tăng 10%/năm, tổng số ôtô và xe máy tại Hà Nội tăng đều đặn, tương ứng với 302.000 ôtô và 3.649 xe máy; trong khi chỉ có khoảng 8.489km đường giao thông. Tính trung bình mỗi kilômét đường Hà Nội phải gánh chịu gần 6.500 ôtô và xe máy các loại.
Cụ thể, trên 85% tai nạn do lỗi của người tham gia giao thông, trong đó là các hành vi chạy quá tốc độ, do phương tiện và do kết cấu hạ tầng đường bộ.
Hầu hết tai nạn giao thông xảy ra trên quốc lộ và đường tỉnh nơi có lưu lượng xe lớn, trong đó khoảng 48% trên quốc lộ, 16% trên đường tỉnh và 20% trên đường đô thị.
Số vụ tai nạn giao thông do xe máy gây ra chiếm trên 75%, ôtô chiếm 17%, xe đạp 4%, các tai nạn nghiêm trọng chiếm khoảng 70% số vụ tai nạn giao thông. Tỷ lệ các vụ tai nạn nghiêm trọng đang có xu hướng gia tăng.
Muốn giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ, các chuyên gia khuyến nghị thực hiện đồng bộ các chiến lược từ năm 2011-2020 và tầm nhìn năm 2030 với việc nâng cấp cải tạo và tăng cường điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phấn đấu 80% quốc lộ đạt tiêu chuẩn.
Đồng thời, cần xây dựng và phát triển hệ thống kiểm tra, kiểm soát 100% phương tiện cơ giới đường bộ, đưa việc giáo dục tai nạn giao thông vào bậc tiểu học.
Mục tiêu phấn đấu giảm thiểu số người chết do tai nạn giao thông đường bộ trên 100.000 dân từ 13 người năm 2009 xuống còn 8 người năm 2020.
Trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng đường bộ, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 412/QĐ-TTg đến năm 2020 tổng mức đầu tư vào đường bộ chiếm 20 tỷ USD trong đó bao gồm các dự án về đường cao tốc, nâng cấp quốc lộ, tuyến đường vành đai hướng tâm trong giao thông đô thị, mở rộng kết hợp xây dựng mạng lưới đường chính và khu vực…/.
Mạnh Hùng (Vietnam+)