Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Nguyễn Văn Kính cho biết kết quả nghiên cứu các hiệu thuốc tại cộng đồng cho thấy có tới 90% kháng sinh được bán không có đơn thuốc; những người không có kinh nghiệm thường đứng bán thuốc; thuốc kháng sinh chiếm 25% tổng số thuốc bán ra; thuốc nội được bán chủ yếu ở vùng nông thôn; đặc biệt người mua thường yêu cầu mua kháng sinh do thiếu hiểu biết...
Thông tin được đưa ra tại hội thảo "Chương trình quản lý kháng sinh tại Việt Nam và châu Á" diễn ra ngày 24/10 do Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bộ Y tế phối hợp với Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford Việt Nam tổ chức.
Hội thảo thu hút gần 100 đại biểu đến từ 16 bệnh viện trong cả nước và hơn 20 chuyên gia nước ngoài về kháng kháng sinh khu vực châu Á.
Hội thảo diễn ra trong 2 ngày (24-25/10) với hơn 30 báo cáo khoa học tập trung vào các chủ đề chính như cập nhật báo cáo và chia sẻ kết quả về hoạt động dự án "Can thiệp dựa trên bằng chứng bao gồm chương trình quản lý kháng sinh nhằm giảm gánh nặng về kháng kháng sinh tại các bệnh viện ở Việt Nam" trong 1 năm; chia sẻ các vấn đề về quản lý kháng kháng sinh tại Việt Nam và các nước trong khu vực; vai trò của phòng xét nghiệm, kết quả vi sinh trong vấn đề kháng kháng sinh...
Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Cao Hưng Thái khẳng định hội nghị là dịp để các chuyên gia trong nước và quốc tế đến từ các lĩnh vực lâm sàng, vi sinh, dược, kiểm soát nhiễm khuẩn có cơ hội chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và những phát kiến chung về quản lý kháng sinh, kiểm soát tình trạng kháng thuốc tại Việt Nam và các nước trong khu vực.
Phó Cục trưởng cho biết trong bối cảnh chung của vấn đề toàn cầu về kháng kháng sinh, Cục Quản lý khám chữa bệnh đã xây dựng "Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn 2012-2020" và đã được Bộ Y tế phê duyệt.
Mục tiêu của kế hoạch là nâng cao nhận thức của cộng đồng và cán bộ về kháng thuốc; tăng cường, hoàn thiện, nâng cao năng lực hệ thống giám sát quốc gia về sử dụng kháng sinh và kháng thuốc; bảo đảm cung ứng đủ thuốc thiết yếu có chất lượng; tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn trong trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản./.
Thông tin được đưa ra tại hội thảo "Chương trình quản lý kháng sinh tại Việt Nam và châu Á" diễn ra ngày 24/10 do Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bộ Y tế phối hợp với Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford Việt Nam tổ chức.
Hội thảo thu hút gần 100 đại biểu đến từ 16 bệnh viện trong cả nước và hơn 20 chuyên gia nước ngoài về kháng kháng sinh khu vực châu Á.
Hội thảo diễn ra trong 2 ngày (24-25/10) với hơn 30 báo cáo khoa học tập trung vào các chủ đề chính như cập nhật báo cáo và chia sẻ kết quả về hoạt động dự án "Can thiệp dựa trên bằng chứng bao gồm chương trình quản lý kháng sinh nhằm giảm gánh nặng về kháng kháng sinh tại các bệnh viện ở Việt Nam" trong 1 năm; chia sẻ các vấn đề về quản lý kháng kháng sinh tại Việt Nam và các nước trong khu vực; vai trò của phòng xét nghiệm, kết quả vi sinh trong vấn đề kháng kháng sinh...
Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Cao Hưng Thái khẳng định hội nghị là dịp để các chuyên gia trong nước và quốc tế đến từ các lĩnh vực lâm sàng, vi sinh, dược, kiểm soát nhiễm khuẩn có cơ hội chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và những phát kiến chung về quản lý kháng sinh, kiểm soát tình trạng kháng thuốc tại Việt Nam và các nước trong khu vực.
Phó Cục trưởng cho biết trong bối cảnh chung của vấn đề toàn cầu về kháng kháng sinh, Cục Quản lý khám chữa bệnh đã xây dựng "Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn 2012-2020" và đã được Bộ Y tế phê duyệt.
Mục tiêu của kế hoạch là nâng cao nhận thức của cộng đồng và cán bộ về kháng thuốc; tăng cường, hoàn thiện, nâng cao năng lực hệ thống giám sát quốc gia về sử dụng kháng sinh và kháng thuốc; bảo đảm cung ứng đủ thuốc thiết yếu có chất lượng; tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn trong trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản./.
Thu Phương (TTXVN)