Ngày 5/10, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Ban quản lý Đền Voi Phục, Hà Nội tổ chức lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam cho chín cây muỗm đại thụ nằm trong khuôn viên của đền.
Đây là chín cây đại thụ đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
Chín cây muỗm này được trồng cùng thời gian xây dựng Đền Voi Phục thuộc làng Thụy Chương bên hồ Dâm Đàm, phường Thụy Khuê, Tây Hồ ngày nay.
Kết quả điều tra xác định tuổi của cả 9 cây muỗm khoảng 700 năm. Cây nhỏ nhất có chu vi thân là 2,92m, cao 17m, cây to nhất có chu vi thân là 5,20m, cao 29m.
Cộng đồng làng Thuỵ Chương cam kết sẽ chung sức bảo tồn loài cây quý này với những hành động thiết thực như không xây tường, nhà chèn ép cây; không cưa cắt cành, buộc dây và đóng đinh lên thân cây.
Trước hết, làng sẽ tiến hành chữa trị ngay nhiều cành và thân một số cây đã mục và đang bị nấm ký sinh hủy hoại.
Cây Muỗm có tên khoa học là Mangifera foetida, họ đào lộn hột, phân bố rộng rãi ở Việt Nam và các nước trong khu vực. Cây to, cao trung bình 15-20m./.
Đây là chín cây đại thụ đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
Chín cây muỗm này được trồng cùng thời gian xây dựng Đền Voi Phục thuộc làng Thụy Chương bên hồ Dâm Đàm, phường Thụy Khuê, Tây Hồ ngày nay.
Kết quả điều tra xác định tuổi của cả 9 cây muỗm khoảng 700 năm. Cây nhỏ nhất có chu vi thân là 2,92m, cao 17m, cây to nhất có chu vi thân là 5,20m, cao 29m.
Cộng đồng làng Thuỵ Chương cam kết sẽ chung sức bảo tồn loài cây quý này với những hành động thiết thực như không xây tường, nhà chèn ép cây; không cưa cắt cành, buộc dây và đóng đinh lên thân cây.
Trước hết, làng sẽ tiến hành chữa trị ngay nhiều cành và thân một số cây đã mục và đang bị nấm ký sinh hủy hoại.
Cây Muỗm có tên khoa học là Mangifera foetida, họ đào lộn hột, phân bố rộng rãi ở Việt Nam và các nước trong khu vực. Cây to, cao trung bình 15-20m./.
Hoàng Minh Nguyệt (TTXVN/Vietnam+)