Hiện nay, Việt Nam có khoảng 2 triệu người mù và hàng triệu người kém thị lực. 83% số người mù có thể phòng chữa được nhưng 1/3 trong số đó không có điều kiện chữa trị.
Tại lễ míttinh hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới 2010, do Bệnh viện Mắt trung ương, Bộ Y tế, tổ chức ngày 14/10 tại Hà Nội, thông tin về tình trạng thị lực của người Việt Nam đã đưa ra các con số cụ thể, trong đó nguyên nhân chủ yếu gây mù gồm bệnh đục thể thủy tinh (tương đương 66,1%); bệnh glôcôm (6,5%), sẹo giác mạc (5,6%), teo nhãn cầu (3,2%), tật khúc xạ (2,5%), mắt hột (1,7%)...”
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Đỗ Như Hơn, Giám đốc Bệnh viện Mắt trung ương, 83% trong số những người mù có thể phòng chữa được nhưng đáng tiếc là 1/3 số bệnh nhân không có tiền để điều trị, đồng thời thiếu kiến thức về chăm sóc và bảo vệ mắt, không biết rằng bệnh của mình có thể chữa được.
Một điều đáng lo ngại khác là số trẻ em mắc tật khúc xạ ngày càng phổ biến: Tỷ lệ mắc ở học sinh nông thôn là 10-15%, ở thành phố là 25-35%.
Hiện còn hàng trăm nghìn người mù và giảm thị lực do tật khúc xạ chưa được chỉnh và cấp kính.
Để hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới 2010 với chủ đề “Khẩn trương hơn nữa nhằm đạt mục tiêu thị giác 2020,” ngành nhãn khoa Việt Nam triển khai nhiều hoạt động như khám, điều trị, cấp thuốc, cấp kính miễn phí cho các đối tượng người nghèo, người già, trẻ em...; tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng chống mù lòa./.
Tại lễ míttinh hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới 2010, do Bệnh viện Mắt trung ương, Bộ Y tế, tổ chức ngày 14/10 tại Hà Nội, thông tin về tình trạng thị lực của người Việt Nam đã đưa ra các con số cụ thể, trong đó nguyên nhân chủ yếu gây mù gồm bệnh đục thể thủy tinh (tương đương 66,1%); bệnh glôcôm (6,5%), sẹo giác mạc (5,6%), teo nhãn cầu (3,2%), tật khúc xạ (2,5%), mắt hột (1,7%)...”
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Đỗ Như Hơn, Giám đốc Bệnh viện Mắt trung ương, 83% trong số những người mù có thể phòng chữa được nhưng đáng tiếc là 1/3 số bệnh nhân không có tiền để điều trị, đồng thời thiếu kiến thức về chăm sóc và bảo vệ mắt, không biết rằng bệnh của mình có thể chữa được.
Một điều đáng lo ngại khác là số trẻ em mắc tật khúc xạ ngày càng phổ biến: Tỷ lệ mắc ở học sinh nông thôn là 10-15%, ở thành phố là 25-35%.
Hiện còn hàng trăm nghìn người mù và giảm thị lực do tật khúc xạ chưa được chỉnh và cấp kính.
Để hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới 2010 với chủ đề “Khẩn trương hơn nữa nhằm đạt mục tiêu thị giác 2020,” ngành nhãn khoa Việt Nam triển khai nhiều hoạt động như khám, điều trị, cấp thuốc, cấp kính miễn phí cho các đối tượng người nghèo, người già, trẻ em...; tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng chống mù lòa./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)