Nhân ngày Nhà giáo Hàn Quốc 15/5, Hiệp hội các nhà giáo của Xứ sở Kim Chi (KFTA) đã tiến hành cuộc điều tra xã hội đối với 3.271 giáo viên trên khắp cả nước, trong đó có đến 81% trong số họ cho biết sự hài lòng về nghề đã sụt giảm trong 2 năm trở lại đây. Con số này của năm 2009 chỉ là 53%.
Theo KFTA, số lượng giáo viên muốn bỏ việc đã tăng từ 3.083 người (năm 2009) lên 4.393 người (năm 2011). Chỉ tính riêng trong 5 tháng đầu năm 2012 đã có đến 3.517 giáo viên xin nghỉ hưu sớm, tăng 25% so với cùng thời điểm năm 2011.
Trong khi đó, số lượng các bậc phụ huynh muốn con mình trở thành giáo viên cũng giảm từ 56% (năm 2007) còn 23,9% (năm 2012).
Kết quả cuộc điều tra trên cho thấy một số giáo viên từ bỏ nghề vì họ muốn có thêm các nguồn thu nhập khác. Tuy nhiên, một số quan chức của ngành giáo dục thì lại cho rằng ngày càng có nhiều giáo viên bỏ nghề vì họ không tháo gỡ được những khó khăn khi dạy học trò và đôi khi bị quá căng thẳng thần kinh do nghề nghiệp mang lại.
Hiện có đến 70,7% giáo viên được hỏi cho rằng lý do khiến họ bỏ nghề là do “bất lực” trước học sinh. Một giáo viên đã nghỉ hưu có 28 năm trong nghề ở Bucheon (phía Tây Seoul) nói rằng có đến 20% học sinh (trong một lớp học) không chịu nghe giảng và giáo viên mất hoàn toàn quyền kiểm soát.
Cũng có rất nhiều giáo viên ca thán về cách cư xử của các bậc phụ huynh học sinh. Một giáo viên ở Daegu đã vấp phải sự phản ứng thái quá của phụ huynh học sinh khi xử phạt con em họ.
Theo vị giáo viên này thì “Trong quá khứ, các bậc phụ huynh thường yêu cầu giáo viên kỷ luật nghiêm khắc đối với học sinh hư. Tuy nhiên, mọi thứ ngày hôm nay đã hoàn toàn thay đổi”./.
Theo KFTA, số lượng giáo viên muốn bỏ việc đã tăng từ 3.083 người (năm 2009) lên 4.393 người (năm 2011). Chỉ tính riêng trong 5 tháng đầu năm 2012 đã có đến 3.517 giáo viên xin nghỉ hưu sớm, tăng 25% so với cùng thời điểm năm 2011.
Trong khi đó, số lượng các bậc phụ huynh muốn con mình trở thành giáo viên cũng giảm từ 56% (năm 2007) còn 23,9% (năm 2012).
Kết quả cuộc điều tra trên cho thấy một số giáo viên từ bỏ nghề vì họ muốn có thêm các nguồn thu nhập khác. Tuy nhiên, một số quan chức của ngành giáo dục thì lại cho rằng ngày càng có nhiều giáo viên bỏ nghề vì họ không tháo gỡ được những khó khăn khi dạy học trò và đôi khi bị quá căng thẳng thần kinh do nghề nghiệp mang lại.
Hiện có đến 70,7% giáo viên được hỏi cho rằng lý do khiến họ bỏ nghề là do “bất lực” trước học sinh. Một giáo viên đã nghỉ hưu có 28 năm trong nghề ở Bucheon (phía Tây Seoul) nói rằng có đến 20% học sinh (trong một lớp học) không chịu nghe giảng và giáo viên mất hoàn toàn quyền kiểm soát.
Cũng có rất nhiều giáo viên ca thán về cách cư xử của các bậc phụ huynh học sinh. Một giáo viên ở Daegu đã vấp phải sự phản ứng thái quá của phụ huynh học sinh khi xử phạt con em họ.
Theo vị giáo viên này thì “Trong quá khứ, các bậc phụ huynh thường yêu cầu giáo viên kỷ luật nghiêm khắc đối với học sinh hư. Tuy nhiên, mọi thứ ngày hôm nay đã hoàn toàn thay đổi”./.
Anh Nguyên/Seoul (Vietnam+)