Lễ trao giải thưởng Rồng vàng 2010 cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã diễn ra tối 23/1, tại Hà Nội.
Giải thưởng được tổ chức thường niên do Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức nhằm tôn vinh những đóng góp của các doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế Việt Nam.
Phát biểu tại lễ trao giải, giáo sư Đào Nguyên Cát - Tổng biên tập Thới báo Kinh tế Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức khẳng định, cùng với khối doanh nghiệp FDI Việt Nam, những doanh nghiệp Rồng vàng đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Đi đôi với đó, là sự thúc đẩy chuyển giao công nghệ, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và tăng tính minh bạch của môi trường đầu tư Việt Nam.
“Con số các doanh nghiệp Rồng Vàng cũng thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào một Việt Nam ổn định và phát triển,” giáo sư Đào Nguyên Cát nhấn mạnh.
Cùng với khối doanh nghiệp FDI Việt Nam, những doanh nghiệp Rồng Vàng đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Đi đôi với đó, là sự thúc đẩy chuyển giao công nghệ, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và tăng tính minh bạch của môi trường đầu tư Việt Nam.
Qua 10 năm Rồng Vàng, từ một biểu tượng riêng cho sự phồn thịnh và sức mạnh bền vững, chương trình đã trở thành biểu tượng chung, một đích đến cần phấn đấu của các doanh nghiệp FDI Việt Nam.
Chia sẻ những kinh nghiệm, Phó tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ferroli Indochina Đặng Đình Gia đánh giá: “Chúng tôi thực sự tin tưởng chương trình Rồng Vàng đã, đang và sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp tại Việt Nam tiếp tục cải tiến hơn nữa chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình, giúp nâng cao hình ảnh và thương hiệu sản phẩm Made in Vietnam trên thị trường thế giới.”
Chủ tịch-Tổng giám đốc Kinder World Việt Nam Ricky Tan cũng cho biết: “Biểu tượng Rồng Vàng nhận được cho hệ thống giáo dục tốt nhất là sự khích lệ lớn cho Kinder World, để đẩy mạnh hơn nữa chất lượng giáo dục của chúng tôi và đóng góp nhiều hơn cho nền giáo dục Việt Nam.”
Ban Tổ chức cho biết, 80 doanh nghiệp đoạt giải Rồng Vàng 2010 là những doanh nghiệp hoạt động tốt, có đóng góp cho nền kinh tế, có chất lượng hàng hóa và dịch vụ tốt nhất được người tiêu dùng ưa chuộng, là các doanh nghiệp có phong cách kinh doanh tốt và nổi trội.
80 doanh nghiệp đã đạt biểu tượng Rồng Vàng năm nay là những thương hiệu nổi tiếng thế giới như xe máy Honda, đồ gia dụng LG, Samsung Electronics, Ferroli Indochina, hay các thương hiệu của ngành công nghiệp ôtô tên tuổi trên thế giới như Ford, Toyota, Mercedes-Benz Việt Nam và các doanh nghiệp đa quốc gia như Coca-Cola, ANZ, Kinder World, Appolo...
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ tính riêng trong năm 2010, vốn FDI chiếm khoảng 25,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; tổng giá trị xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 38,8 tỷ USD, chiếm 53,1% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Đáng ghi nhận là khu vực doanh nghiệp FDI năm 2010 xuất siêu đạt 2,4 tỷ USD. Con số này đã đóng góp quan trọng vào thành tích cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam, giảm mức nhập siêu cho nền kinh tế, trong bối cảnh thâm hụt cán cân thanh toán trở thành chỉ tiêu vĩ mô chưa ổn định vững chắc mấy năm gần đây./.
Giải thưởng được tổ chức thường niên do Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức nhằm tôn vinh những đóng góp của các doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế Việt Nam.
Phát biểu tại lễ trao giải, giáo sư Đào Nguyên Cát - Tổng biên tập Thới báo Kinh tế Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức khẳng định, cùng với khối doanh nghiệp FDI Việt Nam, những doanh nghiệp Rồng vàng đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Đi đôi với đó, là sự thúc đẩy chuyển giao công nghệ, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và tăng tính minh bạch của môi trường đầu tư Việt Nam.
“Con số các doanh nghiệp Rồng Vàng cũng thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào một Việt Nam ổn định và phát triển,” giáo sư Đào Nguyên Cát nhấn mạnh.
Cùng với khối doanh nghiệp FDI Việt Nam, những doanh nghiệp Rồng Vàng đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Đi đôi với đó, là sự thúc đẩy chuyển giao công nghệ, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và tăng tính minh bạch của môi trường đầu tư Việt Nam.
Qua 10 năm Rồng Vàng, từ một biểu tượng riêng cho sự phồn thịnh và sức mạnh bền vững, chương trình đã trở thành biểu tượng chung, một đích đến cần phấn đấu của các doanh nghiệp FDI Việt Nam.
Chia sẻ những kinh nghiệm, Phó tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ferroli Indochina Đặng Đình Gia đánh giá: “Chúng tôi thực sự tin tưởng chương trình Rồng Vàng đã, đang và sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp tại Việt Nam tiếp tục cải tiến hơn nữa chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình, giúp nâng cao hình ảnh và thương hiệu sản phẩm Made in Vietnam trên thị trường thế giới.”
Chủ tịch-Tổng giám đốc Kinder World Việt Nam Ricky Tan cũng cho biết: “Biểu tượng Rồng Vàng nhận được cho hệ thống giáo dục tốt nhất là sự khích lệ lớn cho Kinder World, để đẩy mạnh hơn nữa chất lượng giáo dục của chúng tôi và đóng góp nhiều hơn cho nền giáo dục Việt Nam.”
Ban Tổ chức cho biết, 80 doanh nghiệp đoạt giải Rồng Vàng 2010 là những doanh nghiệp hoạt động tốt, có đóng góp cho nền kinh tế, có chất lượng hàng hóa và dịch vụ tốt nhất được người tiêu dùng ưa chuộng, là các doanh nghiệp có phong cách kinh doanh tốt và nổi trội.
80 doanh nghiệp đã đạt biểu tượng Rồng Vàng năm nay là những thương hiệu nổi tiếng thế giới như xe máy Honda, đồ gia dụng LG, Samsung Electronics, Ferroli Indochina, hay các thương hiệu của ngành công nghiệp ôtô tên tuổi trên thế giới như Ford, Toyota, Mercedes-Benz Việt Nam và các doanh nghiệp đa quốc gia như Coca-Cola, ANZ, Kinder World, Appolo...
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ tính riêng trong năm 2010, vốn FDI chiếm khoảng 25,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; tổng giá trị xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 38,8 tỷ USD, chiếm 53,1% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Đáng ghi nhận là khu vực doanh nghiệp FDI năm 2010 xuất siêu đạt 2,4 tỷ USD. Con số này đã đóng góp quan trọng vào thành tích cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam, giảm mức nhập siêu cho nền kinh tế, trong bối cảnh thâm hụt cán cân thanh toán trở thành chỉ tiêu vĩ mô chưa ổn định vững chắc mấy năm gần đây./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)