Cùng với một nhóm chuyên gia, một nhà khoa học máy tính người Đức đã giải mã thành công thuật toán mã hóa đảm bảo an ninh cho khoảng 80% điện thoại di động trên thế giới.
Tuy nhiên, theo tổ chức có trách nhiệm bảo vệ thông tin điện thoại di động, lo ngại về một cuộc tấn công thực tế vào độ bảo mật của điện thoại di động vẫn còn xa.
Nhà nghiên cứu Karsten Nohl, một cựu sinh viên Đại học Virginia, vừa tiết lộ phương pháp giải mã của mình trong Hội nghị Thông tin Nhiễu loạn (Chaos Communication Conference) - hội nghị lớn nhất của các hacker châu Âu tổ chức cuối tuần qua tại Berlin, Đức.
Sau 5 tháng nghiên cứu, Nohl và hơn 20 chuyên gia đã giải mã thành công thuật toán mã hóa bảo vệ thông tin mạng điện thoại GSM. GSM là công nghệ điện thoại được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay với hơn 4 tỷ máy điện thoại di động.
Nhằm ngăn chặn khả năng bị nghe trộm, công nghệ này sử dụng thuật toán mã hóa gọi là A5/1, được phát triển bởi Hiệp hội GSM.
Để phá mã, Nohl và các đồng sự đã sử dụng máy tính nối mạng xử lý hàng tỷ phép toán. Kết quả, họ đã xây dựng được bộ mã có dung lượng 2 TB (1 TB gần bằng 1 tỷ byte), làm cơ sở tạo ra các bảng phá mã giúp xác định các khóa mã dùng để bảo vệ các cuộc đàm thoại và tin nhắn dạng văn bản được thực hiện qua mạng GSM.
Trong một tuyên bố gửi cho InformationWeek bằng email, Hiệp hội GSM (GSMA) cho rằng những gì mà Nohl đã làm được “không thể coi nhẹ” và họ đang theo dõi chặt chẽ sự phát triển của tình hình để khi cần thiết sẽ yêu cầu các nhà cung cấp đường truyền di động nâng cấp các biện pháp an ninh của hệ thống.
Nhưng GSMA cũng nói điều đó không có nghĩa sẽ gây ra những nguy hiểm ngay lập tức đối với an ninh GSM.
Tháng 2/2010, bộ phận đảm trách an ninh của GSMA sẽ tổ chức hội nghị để quyết định xem liệu có yêu cầu các nhà cung cấp đường truyền di động nâng cấp thuật toán bảo mật hay không./.
Tuy nhiên, theo tổ chức có trách nhiệm bảo vệ thông tin điện thoại di động, lo ngại về một cuộc tấn công thực tế vào độ bảo mật của điện thoại di động vẫn còn xa.
Nhà nghiên cứu Karsten Nohl, một cựu sinh viên Đại học Virginia, vừa tiết lộ phương pháp giải mã của mình trong Hội nghị Thông tin Nhiễu loạn (Chaos Communication Conference) - hội nghị lớn nhất của các hacker châu Âu tổ chức cuối tuần qua tại Berlin, Đức.
Sau 5 tháng nghiên cứu, Nohl và hơn 20 chuyên gia đã giải mã thành công thuật toán mã hóa bảo vệ thông tin mạng điện thoại GSM. GSM là công nghệ điện thoại được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay với hơn 4 tỷ máy điện thoại di động.
Nhằm ngăn chặn khả năng bị nghe trộm, công nghệ này sử dụng thuật toán mã hóa gọi là A5/1, được phát triển bởi Hiệp hội GSM.
Để phá mã, Nohl và các đồng sự đã sử dụng máy tính nối mạng xử lý hàng tỷ phép toán. Kết quả, họ đã xây dựng được bộ mã có dung lượng 2 TB (1 TB gần bằng 1 tỷ byte), làm cơ sở tạo ra các bảng phá mã giúp xác định các khóa mã dùng để bảo vệ các cuộc đàm thoại và tin nhắn dạng văn bản được thực hiện qua mạng GSM.
Trong một tuyên bố gửi cho InformationWeek bằng email, Hiệp hội GSM (GSMA) cho rằng những gì mà Nohl đã làm được “không thể coi nhẹ” và họ đang theo dõi chặt chẽ sự phát triển của tình hình để khi cần thiết sẽ yêu cầu các nhà cung cấp đường truyền di động nâng cấp các biện pháp an ninh của hệ thống.
Nhưng GSMA cũng nói điều đó không có nghĩa sẽ gây ra những nguy hiểm ngay lập tức đối với an ninh GSM.
Tháng 2/2010, bộ phận đảm trách an ninh của GSMA sẽ tổ chức hội nghị để quyết định xem liệu có yêu cầu các nhà cung cấp đường truyền di động nâng cấp thuật toán bảo mật hay không./.
Hà Ngọc (Vietnam+)