Theo Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia do Bộ Công Thương vừa ban hành, sản phẩm tham gia chương trình được bình chọn mang biểu trưng Thương hiệu quốc gia phải đáp ứng được 8 tiêu chí.
Cụ thể, sản phẩm phải là kết quả của quy trình sản xuất và quản trị kinh doanh hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu, quy định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong từng thời kỳ; được sản xuất và cung ứng bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, sử dụng nguyên vật liệu trong nước, có khả năng xuất khẩu và thay thế sản phẩm nhập khẩu.
Chất lượng sản phẩm được đảm bảo bằng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và được công nhận theo các quy định của pháp luật hiện hành; thiết kế và công năng sử dụng có tính ưu việt và sáng tạo; thương hiệu sản phẩm được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và được sở hữu bởi các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh thành lập tại Việt Nam. Sản phẩm cũng phải có chiến lược xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu; chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường nội địa và trong kim ngạch xuất khẩu; được người tiêu dùng bình chọn.
Doanh nghiệp khi tham gia chương trình sẽ được tham gia các hoạt động có hỗ trợ của chương trình từ nguồn ngân sách nhà nước; được hỗ trợ tư vấn về đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý ở trong và ngoài nước; được sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin thị trường, sản phẩm và khách hàng của chương trình.
Một trong 4 nội dung của Chương trình Thương hiệu quốc gia là xây dựng năng lực phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp, theo Bộ Công Thương, sẽ tổ chức các diễn đàn, hội thảo, hội nghị để tổng kết và chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng xây dựng thương hiệu thành công.
Ngoài việc phối hợp với một số cơ sở đào tạo, chuyên gia trong và ngoài nước thực hiện các chương tình đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp, chương trình còn tập trung vào việc xây dựng thương hiệu, xác lập hình ảnh thương hiệu, quản trị và chiến lược thương hiệu, bảo vệ và phát triển thương hiệu.
Bên cạnh đó, xây dựng mạng lưới hỗ trợ phát triển thương hiệu nhằm tăng cường hợp tác chia sẻ và hỗ trợ tư vấn trên cơ sở khuyến khích các sáng kiến của doanh nghiệp trong khuôn khổ chương trình.
Hội đồng Thương hiệu quốc gia sẽ do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Chủ tịch Hội đồng. Kinh phí thực hiện chương trình được hình thành từ ngân sách nhà nước cấp hàng năm và được giao trong dự toán chi thường xuyên của Bộ Công Thương, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật./.
Cụ thể, sản phẩm phải là kết quả của quy trình sản xuất và quản trị kinh doanh hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu, quy định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong từng thời kỳ; được sản xuất và cung ứng bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, sử dụng nguyên vật liệu trong nước, có khả năng xuất khẩu và thay thế sản phẩm nhập khẩu.
Chất lượng sản phẩm được đảm bảo bằng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và được công nhận theo các quy định của pháp luật hiện hành; thiết kế và công năng sử dụng có tính ưu việt và sáng tạo; thương hiệu sản phẩm được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và được sở hữu bởi các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh thành lập tại Việt Nam. Sản phẩm cũng phải có chiến lược xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu; chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường nội địa và trong kim ngạch xuất khẩu; được người tiêu dùng bình chọn.
Doanh nghiệp khi tham gia chương trình sẽ được tham gia các hoạt động có hỗ trợ của chương trình từ nguồn ngân sách nhà nước; được hỗ trợ tư vấn về đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý ở trong và ngoài nước; được sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin thị trường, sản phẩm và khách hàng của chương trình.
Một trong 4 nội dung của Chương trình Thương hiệu quốc gia là xây dựng năng lực phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp, theo Bộ Công Thương, sẽ tổ chức các diễn đàn, hội thảo, hội nghị để tổng kết và chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng xây dựng thương hiệu thành công.
Ngoài việc phối hợp với một số cơ sở đào tạo, chuyên gia trong và ngoài nước thực hiện các chương tình đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp, chương trình còn tập trung vào việc xây dựng thương hiệu, xác lập hình ảnh thương hiệu, quản trị và chiến lược thương hiệu, bảo vệ và phát triển thương hiệu.
Bên cạnh đó, xây dựng mạng lưới hỗ trợ phát triển thương hiệu nhằm tăng cường hợp tác chia sẻ và hỗ trợ tư vấn trên cơ sở khuyến khích các sáng kiến của doanh nghiệp trong khuôn khổ chương trình.
Hội đồng Thương hiệu quốc gia sẽ do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Chủ tịch Hội đồng. Kinh phí thực hiện chương trình được hình thành từ ngân sách nhà nước cấp hàng năm và được giao trong dự toán chi thường xuyên của Bộ Công Thương, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật./.
Mai Phương (TTXVN)