Năm 2016, ngành y tế đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như: áp dụng nhiều kỹ thuật cao vào chăm sóc điều trị người bệnh, cải tiến nhiều dịch vụ để chất lượng phục vụ tốt hơn…
Dưới đây là 8 điểm nhấn về hoạt động của ngành y tế trong năm 2016, do VietnamPlus bình chọn.
Ca mang thai hộ đầu tiên sinh thành công
Trường hợp mang thai hộ đầu tiên tại Việt Nam đã được các bác sỹ mổ thành công vào lúc 7 giờ 25 phút sáng 22/1 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Bé gái nặng 3,6kg với tình trạng sức khỏe hoàn toàn khỏe mạnh.
Đây là em bé đầu tiên chào đời bằng phương pháp mang thai hộ, sau hơn 1 năm kể từ thời điểm Nghị định cho phép mang thai hộ có hiệu lực (1/1/2015) vì mục đích nhân đạo. Em bé ra đời trong niềm vui vỡ òa của cặp vợ chồng hiếm muộn suốt 16 năm nay.
Đây là em bé đầu tiên chào đời bằng phương pháp mang thai hộ, sau hơn 1 năm kể từ thời điểm Nghị định cho phép mang thai hộ có hiệu lực (1/1/2015) vì mục đích nhân đạo. Em bé ra đời trong niềm vui vỡ òa của cặp vợ chồng hiếm muộn suốt 16 năm nay.
Bộ trưởng Bộ Y tế tặng quà ca mang thai hộ đầu tiên tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Hệ thống y tế cơ sở sẽ đi theo mô hình của Hoa Kỳ
Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiến hành sáp nhập các trung tâm y tế dự phòng, trung tâm phòng chống HIV/AIDS, trung tâm phòng chống bệnh xã hội… thành một đơn vị thống nhất và lộ trình này sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay ở nhiều địa phương tồn tại trung bình 5-7 trung tâm, cá biệt có địa phương lên đến 12 trung tâm. Như vậy việc sáp nhập các trung tâm này sẽ giúp tinh giảm rất nhiều về nhân lực. Điển hình như riêng đội ngũ giám đốc các trung tâm sẽ giảm 5-12 người xuống còn 1 giám đốc duy nhất.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay ở nhiều địa phương tồn tại trung bình 5-7 trung tâm, cá biệt có địa phương lên đến 12 trung tâm. Như vậy việc sáp nhập các trung tâm này sẽ giúp tinh giảm rất nhiều về nhân lực. Điển hình như riêng đội ngũ giám đốc các trung tâm sẽ giảm 5-12 người xuống còn 1 giám đốc duy nhất.
Khám, chữa bệnh cho nhân dân tại Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Phú Thọ. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)
Đăng ký tiêm vắcxin qua web
Trong nhiều lần các bậc phụ huynh xếp hàng đăng ký tiêm vắcxin dịch vụ cho trẻ, cảnh hỗn loạn, xếp hàng chờ đến nghẹt thở khiến nhiều người bức xúc.
Trước thực tế trên, Bộ Y tế tổ chức việc đăng ký tiêm vắcxin trên website. Việc đăng ký qua mạng là công khai minh bạch và đảm bảo sự công bằng, tất cả mọi người đều vào mạng đăng ký thực hiện các bước như nhau để giảm bớt tình trạng xếp hàng chờ từ sáng sớm tại các điểm tiêm chủng.
Trước thực tế trên, Bộ Y tế tổ chức việc đăng ký tiêm vắcxin trên website. Việc đăng ký qua mạng là công khai minh bạch và đảm bảo sự công bằng, tất cả mọi người đều vào mạng đăng ký thực hiện các bước như nhau để giảm bớt tình trạng xếp hàng chờ từ sáng sớm tại các điểm tiêm chủng.
Giao diện đăng ký tiêm vắcxin của Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội.
Các bệnh viện áp giá mới cho 1.900 dịch vụ y tế
Từ ngày 1/3, các bệnh viện trên cả nước chính thức điều chỉnh giá của 1.887 dịch vụ y tế tăng bình quân 30%. Mức giá này trước mắt được áp dụng cho đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế - hiện chiếm 77% dân số.
Việc điều chỉnh giá viện phí giúp các bệnh viện có chi phí để sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, mở rộng khu vực khám bệnh; mua sắm trang bị điều hòa, máy tính, các bộ dụng cụ khám bệnh đa khoa, triển khai các kỹ thuật mới... góp phần nâng cao chất lượng điều trị.
Việc điều chỉnh giá viện phí giúp các bệnh viện có chi phí để sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, mở rộng khu vực khám bệnh; mua sắm trang bị điều hòa, máy tính, các bộ dụng cụ khám bệnh đa khoa, triển khai các kỹ thuật mới... góp phần nâng cao chất lượng điều trị.
Người dân khám chữa bệnh tại Bệnh viện quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN)
Việt Nam làm chủ kỹ thuật NAT xét nghiệm sàng lọc máu
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và các trung tâm truyền máu lớn trên toàn quốc đã thực sự làm chủ được xét nghiệm NAT (Nucleic Acid Test) - xét nghiệm hiện đại sàng lọc virus HIV, viêm gan B (HBV), Viêm gan C (HCV) trong đơn vị máu nhằm bảo đảm an toàn truyền máu.
Kỹ thuật NAT hiện là kỹ thuật xét nghiệm sàng lọc máu tiên tiến nhất. Xét nghiệm NAT có thể phát hiện virus HIV sau 23 ngày, trong khi phương pháp sàng lọc huyết thanh thì phải chờ sau 85 ngày. Với bệnh viêm gan B, Xét nghiệm NAT có thể phát hiện ra bệnh trên chỉ sau 34 ngày, trong khi nếu dùng phương pháp sàng lọc huyết thanh thì mất tới 60 ngày.
Kỹ thuật NAT hiện là kỹ thuật xét nghiệm sàng lọc máu tiên tiến nhất. Xét nghiệm NAT có thể phát hiện virus HIV sau 23 ngày, trong khi phương pháp sàng lọc huyết thanh thì phải chờ sau 85 ngày. Với bệnh viêm gan B, Xét nghiệm NAT có thể phát hiện ra bệnh trên chỉ sau 34 ngày, trong khi nếu dùng phương pháp sàng lọc huyết thanh thì mất tới 60 ngày.
Nhân viên y tế sử dụng các thiết bị xét nghiệm máu hiện đại nhất. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Việt Nam - một trong ba nước đi đầu kết thúc bệnh lao
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá cao về công tác phòng chống lao của Việt Nam, đặc biệt là việc lồng ghép các chương trình đào tạo. Cho đến nay, Việt Nam là một trong ba nước đi đầu trong chiến lược kết thúc chiến dịch bệnh lao trên toàn cầu gồm: Việt Nam, Brazil, Nam Phi.
Hiện nay, bệnh lao vẫn còn là một gánh nặng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành chiến lược quốc gia về phòng chống bệnh lao đến năm 2020.
Hiện nay, bệnh lao vẫn còn là một gánh nặng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành chiến lược quốc gia về phòng chống bệnh lao đến năm 2020.
Cán bộ y tế khám và điều trị cho bệnh nhân lao. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)
Việt Nam sản xuất thành công vắcxin phối hợp sởi-rubella
Ngày 8/11, Bộ Y tế thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng cho vắcxin phối hợp sởi-rubella (MR) do Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (Polyvac) sản xuất.
Đây là vắcxin MR đầu tiên được chuyển giao công nghệ sản xuất thành công tại Việt Nam, trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường Năng lực sản xuất Vắc xin phối hợp sởi-rubella” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ.
Đây là vắcxin MR đầu tiên được chuyển giao công nghệ sản xuất thành công tại Việt Nam, trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường Năng lực sản xuất Vắc xin phối hợp sởi-rubella” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ.
Vắcxin phối hợp sởi-rubella. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Phẫu thuật bằng robot đầu tiên cho người lớn
Ngày 10/12, Bệnh viện Bình Dân (Thành phố Hồ Chí Minh) đã khánh thành khu Phẫu thuật robot, đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong việc áp dụng công nghệ cao vào việc điều trị chăm sóc người bệnh của bệnh viện.
Đây là hệ thống robot phẫu thuật đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép điều trị cho người lớn tại Việt Nam
Đây là hệ thống robot phẫu thuật đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép điều trị cho người lớn tại Việt Nam
Ca phẫu thuật nội soi bằng robot cho người lớn. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN)
(Vietnam+)