Theo kết quả điều tra mới nhất năm 2010 của Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế), ước tính mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,5 triệu trẻ được sinh ra, trong đó, có khoảng 750.000 trẻ không được bú sữa mẹ ngay khi chào đời.
Thông tin đưa ra trong Hội thảo thúc đẩy hoạt động nuôi con bằng sữa mẹ tại Việt Nam tổ chức ngày 11/7, tại Hà Nội cho thấy có hơn 80% trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Thạc sỹ nguyễn Đức Vinh - Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em cho biết, theo kết quả điều tra năm 2010, chỉ có 61% trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh.
Nguyên nhân là do một số lượng lớn các bà mẹ cho con uống sữa ngoài ngay trong những ngày đầu tiên. Tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng rất thấp, chỉ chiếm 19,6%.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh nếu hầu hết phụ nữ Việt Nam nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ giúp ngăn ngừa 13% trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Như vậy, mỗi năm Việt Nam sẽ tiết kiệm được khoảng 594 triệu USD cho các chi phí chữa bệnh liên quan đến sản phẩm thay thế sữa mẹ không đủ dinh dưỡng hoặc nhiễm khuẩn.
Theo phó giáo sư Trần Đáng - nguyên Cục Trưởng Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm và hiện là Chủ Tịch Hiệp hội Thực phẩm Chức Năng Việt Nam, trong tất cả các loại sữa thì sữa mẹ là tốt nhất. Bởi dòng sữa mẹ là một phần cơ thể, người mẹ để tạo ra 1 lít sữa cần có 400-500 lít máu đi qua hệ huyết quản tuyến sữa.
Ông Đáng cho hay, sữa mẹ là một “dạng mô sống ở thể lỏng,” có khoảng 4.000 tế bào sống hoạt động trong 1ml sữa, có đủ các chất khoáng, vitamin, hormone, enzyme và các kháng thể (Ig) với số lượng phong phú và tỷ lệ hợp lý.
Đặc biệt, sữa mẹ không gia nhiệt, không biến tính, không bảo quản và có đầy đủ các chất dinh dưỡng với thành phần hợp lý, hệ số hấp thu tuyệt đối hơn bất kỳ một loại sữa nào./.
Thông tin đưa ra trong Hội thảo thúc đẩy hoạt động nuôi con bằng sữa mẹ tại Việt Nam tổ chức ngày 11/7, tại Hà Nội cho thấy có hơn 80% trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Thạc sỹ nguyễn Đức Vinh - Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em cho biết, theo kết quả điều tra năm 2010, chỉ có 61% trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh.
Nguyên nhân là do một số lượng lớn các bà mẹ cho con uống sữa ngoài ngay trong những ngày đầu tiên. Tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng rất thấp, chỉ chiếm 19,6%.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh nếu hầu hết phụ nữ Việt Nam nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ giúp ngăn ngừa 13% trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Như vậy, mỗi năm Việt Nam sẽ tiết kiệm được khoảng 594 triệu USD cho các chi phí chữa bệnh liên quan đến sản phẩm thay thế sữa mẹ không đủ dinh dưỡng hoặc nhiễm khuẩn.
Theo phó giáo sư Trần Đáng - nguyên Cục Trưởng Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm và hiện là Chủ Tịch Hiệp hội Thực phẩm Chức Năng Việt Nam, trong tất cả các loại sữa thì sữa mẹ là tốt nhất. Bởi dòng sữa mẹ là một phần cơ thể, người mẹ để tạo ra 1 lít sữa cần có 400-500 lít máu đi qua hệ huyết quản tuyến sữa.
Ông Đáng cho hay, sữa mẹ là một “dạng mô sống ở thể lỏng,” có khoảng 4.000 tế bào sống hoạt động trong 1ml sữa, có đủ các chất khoáng, vitamin, hormone, enzyme và các kháng thể (Ig) với số lượng phong phú và tỷ lệ hợp lý.
Đặc biệt, sữa mẹ không gia nhiệt, không biến tính, không bảo quản và có đầy đủ các chất dinh dưỡng với thành phần hợp lý, hệ số hấp thu tuyệt đối hơn bất kỳ một loại sữa nào./.
Hiện nay, có rất nhiều bà mẹ lựa chọn sữa bò thay cho sữa mẹ. Đề cập đến vấn đề này, giáo sư Trần Đáng đã có một nghiên cứu cụ thể so sánh giữa sữa mẹ và sữa bò. Sữa là nguồn dinh dưỡng thích hợp cho nhu cầu phát triển đặc thù của cơ thể con thơ của mỗi loài. Bê con mới sinh nặng khoảng 50kg, trẻ sơ sinh nặng khoảng 3,2kg. Sau 2 năm, bê con trở thành bò tơ nặng khoảng 400-500kg. Để có cân nặng 50-70kg, con người cần 20 năm, song con người có bộ não quá to so với cơ thể, còn con bò có bộ não quá nhỏ so với cơ thể con bò. Sữa bò có hàm lượng hormone sinh trưởng rất cao nhưng chỉ tác động chủ yếu vào phát triển cơ bắp và xương cốt, không chú ý đến phát triển não bò, là cơ quan không có vai trò quan trọng như não người. Sữa bò có tỷ lệ chất đạm cao hơn sữa mẹ (4g/100g và 1,2g/100g), mục đích là để tăng trọng lượng cơ thể: đối với bê, trọng lượng tăng gấp đôi sau 45 ngày, trong khi trẻ sơ sinh cần phải 180 ngày. |
Thùy Giang (Vietnam+)