Sáng 16/3 tại Hà Nội, Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Liên hoan Doanh nghiệp Rồng Vàng lần thứ XII và Thương hiệu mạnh Việt Nam lần thứ IX với chủ đề “Vượt sóng” nhằm tôn vinh các doanh nghiệp đã năng động, có quyết định kịp thời và biện pháp phù hợp để duy trì sự ổn định, phát triển.
Ban tổ chức đã trao danh hiệu Rồng Vàng cho 73 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong một số lĩnh vực như: Tài chính-ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất ximăng, ôtô… vì đã có thành tích xuất sắc trong năm 2012. Những doanh nghiệp tiêu biểu gồm: Công ty Xi măng Chinfon, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ford Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lavie…
Giáo sư Đào Nguyên Cát, Tổng Biên tập Thời báo kinh tế Việt Nam cho biết, qua tiếp xúc thực tế với các lãnh đạo doanh nghiệp, nhìn chung cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài đều sẵn sàng chia sẻ khó khăn, cam kết làm ăn lâu dài ở Việt Nam. Đến nay, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhất là về sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. Việc tôn vinh doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là sự ghi nhận và khích lệ nhà đầu tư vững bước, mở rộng quy mô kinh doanh và đóng góp tốt hơn trong thời gian tới.
Chủ tịch Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Cao Sĩ Kiêm cho rằng, năm 2013 vẫn là thời gian khó khăn đối với doanh nghiệp, nhưng môi trường sản xuất, kinh doanh cũng sẽ được cải thiện nhờ sự quan tâm, sát cánh của các cấp, các ngành, đặc biệt là một số giải pháp, cơ chế chính sách Chính phủ đã ban hành trong năm trước đã đủ “ngấm” để phát huy tác dụng trong thực tế.
Năm 2012, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư hơn 13 tỷ USD vào Việt Nam và giải ngân 10,5 tỷ USD. Kết quả này được đánh giá là tích cực trong bối cảnh làn sóng đầu tư nước ngoài đã giảm sút mạnh mẽ dưới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm qua, khối doanh nghiệp ngoại cũng đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 73 tỷ USD, bằng 66% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, thể hiện vị thế đầu tàu xuất khẩu, nhất là tạo nguồn ngoại tệ, từ đó làm cân bằng cán cân thương mại quốc gia.
Tại sự kiện này, 100 doanh nghiệp trong nước cũng được nhận danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam, ghi nhận những nỗ lực của doanh nghiệp trong nước sau một năm đối phó với hàng loạt thách thức, khó khăn, nhất là sự co hẹp về thị trường dẫn đến tồn đọng sản phẩm; trong đó, những đơn vị điển hình là Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cơ khí Ngô Gia Tự, Tổng công ty May Việt Tiến, Công ty cổ phần Vincom.
Đại diện nhiều doanh nghiệp cũng khẳng định, khó khăn cũng là dịp để mỗi doanh nghiệp tự “soi” lại mình, khắc phục điểm yếu, thực hiện tái cơ cấu để khôi phục sự ổn định, hướng tới tăng trưởng cao hơn khi nền kinh tế thoát ra khỏi giai đoạn suy thoái./.
Ban tổ chức đã trao danh hiệu Rồng Vàng cho 73 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong một số lĩnh vực như: Tài chính-ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất ximăng, ôtô… vì đã có thành tích xuất sắc trong năm 2012. Những doanh nghiệp tiêu biểu gồm: Công ty Xi măng Chinfon, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ford Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lavie…
Giáo sư Đào Nguyên Cát, Tổng Biên tập Thời báo kinh tế Việt Nam cho biết, qua tiếp xúc thực tế với các lãnh đạo doanh nghiệp, nhìn chung cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài đều sẵn sàng chia sẻ khó khăn, cam kết làm ăn lâu dài ở Việt Nam. Đến nay, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhất là về sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. Việc tôn vinh doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là sự ghi nhận và khích lệ nhà đầu tư vững bước, mở rộng quy mô kinh doanh và đóng góp tốt hơn trong thời gian tới.
Chủ tịch Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Cao Sĩ Kiêm cho rằng, năm 2013 vẫn là thời gian khó khăn đối với doanh nghiệp, nhưng môi trường sản xuất, kinh doanh cũng sẽ được cải thiện nhờ sự quan tâm, sát cánh của các cấp, các ngành, đặc biệt là một số giải pháp, cơ chế chính sách Chính phủ đã ban hành trong năm trước đã đủ “ngấm” để phát huy tác dụng trong thực tế.
Năm 2012, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư hơn 13 tỷ USD vào Việt Nam và giải ngân 10,5 tỷ USD. Kết quả này được đánh giá là tích cực trong bối cảnh làn sóng đầu tư nước ngoài đã giảm sút mạnh mẽ dưới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm qua, khối doanh nghiệp ngoại cũng đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 73 tỷ USD, bằng 66% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, thể hiện vị thế đầu tàu xuất khẩu, nhất là tạo nguồn ngoại tệ, từ đó làm cân bằng cán cân thương mại quốc gia.
Tại sự kiện này, 100 doanh nghiệp trong nước cũng được nhận danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam, ghi nhận những nỗ lực của doanh nghiệp trong nước sau một năm đối phó với hàng loạt thách thức, khó khăn, nhất là sự co hẹp về thị trường dẫn đến tồn đọng sản phẩm; trong đó, những đơn vị điển hình là Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cơ khí Ngô Gia Tự, Tổng công ty May Việt Tiến, Công ty cổ phần Vincom.
Đại diện nhiều doanh nghiệp cũng khẳng định, khó khăn cũng là dịp để mỗi doanh nghiệp tự “soi” lại mình, khắc phục điểm yếu, thực hiện tái cơ cấu để khôi phục sự ổn định, hướng tới tăng trưởng cao hơn khi nền kinh tế thoát ra khỏi giai đoạn suy thoái./.
Thúy Hiền (TTXVN)