70% sữa kém chất lượng do sai cách bảo quản

Đại diện Phòng Quản lý An toàn thực phẩm cho biết 72% sản phẩm sữa kém chất lượng xuất phát từ bảo quản không đúng quy định.
Tại hội thảo kinh nghiệm quản lý an toàn thực phẩm đối với mặt hàng sữa do BộCông Thương phối hợp với cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tổ chức tại Hà Nội,ngày 30/10, đại diện Phòng Quản lý An toàn thực phẩm (Vụ Khoa học công nghệ) chobiết 72% sản phẩm sữa kém chất lượng xuất phát từ bảo quản không đúng quy định.

Theo kết quả kiểm tra các sản phẩm sữa trong hai năm qua của Cục Vệ sinh antoàn thực phẩm (Bộ Y Tế), nguyên nhân sữa kém chất lượng xuất phát từ nhà sảnxuất chỉ có 1%; nguyên nhân từ phụ gia, thực phẩm là 4% và 72% từ việc bảo quảnkhông đúng quy định của các cấp đại lý, 18% từ việc sử dụng sản phẩm không theoquy định và 5% chưa rõ nguyên nhân.

Ông Trần Nguyên Năm, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương),cho biết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đặc biệt đối với mặt hàng sữa luônđược người tiêu dùng quan tâm. Ngành sản xuất sữa trong những năm gần đây có tốcđộ tăng trưởng nhất trong ngành thực phẩm ở Việt Nam với sản phẩm chủ yếu nhưsữa đặc, sữa bột, sữa chua các loại.

Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, mức tiêuthụ sữa bình quân đầu người ở Việt Nam giai đoạn năm 2000-2010 tăng bình quântrên 9%/năm. Dự kiến giai đoạn 2010-2015 tốc độ tăng trưởng Việt Nam vẫn tiếptục ở mức cao.

Tuy nhiên, theo các đại biểu tham dự hội nghị, thực trạng về nguyên liệu sảnxuất cũng như kinh doanh sữa ở Việt Nam còn một số vướng mắc cần tháo gỡ. Hiệnnay, Việt Nam chưa có trang trại khép kín từ khâu chăn nuôi đến thu hoạch và chếbiến sữa ở quy mô công nghiệp. Trong khi đó, nguồn cung cấp nguyên liệu thu muatừ nông dân gặp khó khăn.

Ở Việt Nam, các điều kiện như thiết bị và công nghệ bảo quản lâu dài và antoàn nguồn nguyên liệu sữa còn thiếu. Thêm nữa, các doanh nghiệp sữa ở Việt Namđôi khi còn thiếu trung thực trong sản xuất và kinh doanh.

Trước thực tế này, các đại biểu đã đưa ra một số giải pháp để đảm bảo an toànthực phẩm đối với mặt hàng sữa. Theo đó, các ý kiến đều cho rằng, nguồn nguyênliệu sữa, chất lượng sữa phải được kiểm tra ngay tại các hộ chăn nuôi, áp dụngchế độ thưởng vào giá thu mua sữa cho các hộ chăn nuôi có sữa chất lượng tốt.

Ngoài ra, các trang trại cần được áp dụng các hệ thống quản lý chất lượngtheo tiêu chuẩn quốc tế từ khâu trồng cỏ nguyên liệu cho đến khâu vắt sữa, bảoquản để vận chuyển đến nhà máy sản xuất. Các nhà sản xuất, chế biến kinh doanhmặt hàng sữa cần tăng cường hợp tác với đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam, ápdụng công nghệ hiện đại và triệt để tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiêntiến trong sản xuất, nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng./.

Hải Yến (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục