Sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình như một phương tiện chống biến đổi khí hậu là chủ đề chính của Hội nghị quốc tế sử dụng năng lượng hạt nhân hòa bình, khai mạc ngày 8/3 tại trụ sở Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD) ở Paris, Pháp.
Hội nghị quy tụ các bộ trưởng, các nhà khoa học và công nghiệp đến từ gần 70 nước gồm các nước sở hữu công nghệ hạt nhân và các nước mong muốn tiếp cận nguồn năng lượng này.
Tuy nhiên, Iran và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, hai nước có chương trình hạt nhân gây tranh cãi, không được mời tham dự hội nghị diễn ra trong hai ngày này.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận các vấn đề "sử dụng có trách nhiệm" năng lượng hạt nhân hòa bình trong bối cảnh nhu cầu năng lượng gia tăng, đảm bảo nguồn cung cấp nhiên liệu hạt nhân,.
Các đại biểu cũng bàn về việc cung cấp tài chính dài hạn cho các dự án hạt nhân, các cơ sở pháp lý và các thiết chế quốc tế đảm bảo cho vấn đề sử dụng năng lượng hạt nhân hòa bình, an toàn trong công nghiệp hạt nhân và tái sử dụng chất thải phóng xạ.
Các đại biểu Pháp nhấn mạnh quyền tiếp cận năng lượng hạt nhân hòa bình không được trở thành đặc quyền của một số nước có công nghệ hạt nhân.
Đồng thời, mỗi nước thực hiện chương trình hạt nhân cần đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cao trong vấn đề không phổ biến hạt nhân, đảm bảo an toàn của các công trình hạt nhân và bảo vệ môi trường./.
Hội nghị quy tụ các bộ trưởng, các nhà khoa học và công nghiệp đến từ gần 70 nước gồm các nước sở hữu công nghệ hạt nhân và các nước mong muốn tiếp cận nguồn năng lượng này.
Tuy nhiên, Iran và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, hai nước có chương trình hạt nhân gây tranh cãi, không được mời tham dự hội nghị diễn ra trong hai ngày này.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận các vấn đề "sử dụng có trách nhiệm" năng lượng hạt nhân hòa bình trong bối cảnh nhu cầu năng lượng gia tăng, đảm bảo nguồn cung cấp nhiên liệu hạt nhân,.
Các đại biểu cũng bàn về việc cung cấp tài chính dài hạn cho các dự án hạt nhân, các cơ sở pháp lý và các thiết chế quốc tế đảm bảo cho vấn đề sử dụng năng lượng hạt nhân hòa bình, an toàn trong công nghiệp hạt nhân và tái sử dụng chất thải phóng xạ.
Các đại biểu Pháp nhấn mạnh quyền tiếp cận năng lượng hạt nhân hòa bình không được trở thành đặc quyền của một số nước có công nghệ hạt nhân.
Đồng thời, mỗi nước thực hiện chương trình hạt nhân cần đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cao trong vấn đề không phổ biến hạt nhân, đảm bảo an toàn của các công trình hạt nhân và bảo vệ môi trường./.
(TTXVN/Vietnam+)