Ngày 2/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương tham dự hội nghị.
Báo cáo tình hình, kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2008-2011 do Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trình bày cho thấy trách nhiệm trong chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được nâng lên. Công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách góp phần hạn chế phát sinh khiếu kiện mới được quan tâm. Công tác tiếp dân ở các tỉnh, thành phố đã được củng cố thêm một bước và ngày càng hiệu quả hơn. Tỷ lệ số vụ việc được giải quyết ngày một tăng, giải quyết được khối lượng lớn vụ việc mới phát sinh và nhiều vụ đông người, phức tạp.
Việc phối hợp giữa các cơ quan ở Trung ương và địa phương được quan tâm hơn, nhất là xử lý các tình huống phức tạp phát sinh trong khiếu nại, tố cáo.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn những hạn chế, yếu kém như một số địa phương chưa tổ chức tốt việc tiếp công dân, chưa gắn công tác tiếp công dân với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là ở cấp huyện. Nhiều vụ việc giải quyết còn chậm; một số vụ việc giải quyết không đúng chính sách, pháp luật và thực tế.
Nhiều địa phương chỉ chú trọng đến việc giải quyết hết thẩm quyền mà chưa quan tâm đến giải quyết dứt điểm; còn hiện tượng né tránh, đùn đẩy, thấy sai phạm nhưng chưa có biện pháp khắc phục...
Trong thời gian từ năm 2008-2011, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp trên 1.571.500 lượt người đến khiếu nại, tố cáo và tiếp nhận, xử lý 672.990 đơn thư.
Các cơ quan chức năng đã giải quyết 257.419/290.565 vụ việc khiếu nại (đạt trên 88%). Kết quả phân tích cho thấy số vụ khiếu nại đúng chiếm 19,8%; số vụ khiếu nại đúng, có sai chiếm 28%; khiếu nại sai chiếm 52,2%.
Về giải quyết tố cáo, các cơ quan chức năng đã giải quyết 33.160/39.107 vụ việc tố cáo (đạt trên 84%), trong đó có 16,2% đơn tố cáo đúng, 29,6% đơn tố cáo có đúng, có sai; 54,2% đơn tố cáo sai.
Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo đã thu hồi về cho Nhà nước gần 1.026 tỷ đồng, 1.241ha đất; khôi phục quyền lợi cho 6.659 công dân với số tiền 595 tỷ đồng, 936ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 2.951 người; chuyển cơ quan điều tra 239 vụ, 382 người.
Về giải quyết các vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài, các bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm 1.052 vụ việc tồn động, bức xúc, kéo dài. Hiện còn lại 528 vụ việc đang được tiếp tục xem xét, giải quyết.
Theo đánh giá, về tính chất, mức độ phức tạp, mặc dù so với những năm 2006-2007, tình hình khiếu nại tố cáo từ năm 2008-2011 ở một số địa bàn có giảm. Tuy nhiên, về tổng quan, tình hình khiếu nại tố cáo diến biến phức tạp và bức xúc ở nhiều nơi, có lúc, có nơi đặc biệt phức tạp, gay gắt. Biểu hiện rõ nhất là số đoàn đông người tăng mạnh, thái độ công dân đi khiếu kiện thiếu kiềm chế, khiếu nại tố cáo vượt cấp lên Trung ương gia tăng, tình trạng đơn thư gửi tràn lan mang tính phổ biến.
Nhiều vụ việc phát sinh từ những năm trước đã được xem xét, giải quyết nhưng công dân vẫn khiếu kiện kéo dài, nhất là các vụ việc khiếu nại về thu hồi đất, đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai...
Bên cạnh đó, có hiện tượng những người, nhóm người khiếu nại “liên kết” với nhau để khiếu nại đông người. Một số trường hợp có sự xúi giục, kích động của các thế lực thù địch nhằm lôi kéo những người đi khiếu nại liên kết đông người có những hành vi quá khích, gây rối.
Nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân chủ yếu liên quan đến đất đai (chiếm 70%), trong đó nhiều nhất là khiếu nại việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội; khiếu nại đòi đất cũ, tranh chấp đất đai trong nhân dân qua các thời kỳ nhưng chưa được giải quyết dứt điểm; khiếu nại đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, đòi nhà thuộc diện thực hiện các chính sách về quản lý nhà...
Đồng tình với ý kiến của Thanh tra Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết thêm việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai vẫn còn những diễn biến phức tạp, vụ việc khiếu nại vượt cấp, đông người ở địa phương có chiều hướng tăng lên, nhất là ở các địa phương có nhiều dự án thu hồi đất như Khu đô thị thương mại Văn Giang (Hưng Yên), Khu công nghiệp Long Giang (Tiền Giang), khiếu nại các hộ dân phường Dương Nội (Hà Đông - Hà Nội)…
Nguyên nhân dẫn đến khiếu nại tố cáo có cả chủ quan và khách quan. Về khách quan, chính sách bồi thường cho người có đất bị thu hồi còn nhiều bất cập (giá bồi thường thấp, hay thay đổi, thiếu nhất quán…); có sự chênh lệch quá lớn giữa giá đất bồi thường so với giá trị trường hoặc giá nhà đầu tư bán; ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế nên đòi hỏi quá đáng hoặc bị các phần tử xấu lợi dụng kích động khiếu kiện khéo dài...
Về chủ quan, công tác quản lý đất đai còn sơ hở, lỏng lẻo. Nhiều cán bộ lợi dụng tham nhũng, tiêu cực nhưng không bị xử lý nghiêm minh; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thuyết phục, giải thích, hài hòa ngay từ cơ sở; chưa tập trung giải quyết khiếu kiện ngay từ đầu. Công tác giám sát của cơ quan dân cử, của các tổ chức chính trị xã hội đối với công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo chưa thường xuyên...
Thanh tra Chính phủ xác định nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới là tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; chủ động xử lý các nhiệm vụ về khiếu nại, tố cáo; kiểm soát tốt tình hình khiếu nại, tố cáo, không để xảy ra “điểm nóng,” tập trung giải quyết các vụ việc phát sinh mới, đạt trên 85%, cùng với đó là tiếp tục rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài.
Từ nhiệm vụ nêu trên, 6 giải pháp được đề ra là tăng cường công tác quản lý đất đai nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo trên lĩnh vực này; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của các cơ quan làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; đảm bảo an ninh, trật tự trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại tố cáo để nâng cao hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, nhân dân.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Chính trị chỉ đạo tổ chức tổng kết việc thực hiện Kết luận 130-TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị. Các cơ quan có thẩm quyền đẩy nhanh việc sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về đất đai; tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn.” Quốc hội cần sớm ban hành Luật về tiếp công dân, Luật về biểu tình làm cơ sở đấu tranh, xử lý những trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo gây rối…
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương đã nêu thực trạng về công tác khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị để giải quyết có hiệu quả công tác này, đặc biệt là không để xảy ra “điểm nóng” trong khiếu nại, tố cáo./.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương tham dự hội nghị.
Báo cáo tình hình, kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2008-2011 do Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trình bày cho thấy trách nhiệm trong chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được nâng lên. Công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách góp phần hạn chế phát sinh khiếu kiện mới được quan tâm. Công tác tiếp dân ở các tỉnh, thành phố đã được củng cố thêm một bước và ngày càng hiệu quả hơn. Tỷ lệ số vụ việc được giải quyết ngày một tăng, giải quyết được khối lượng lớn vụ việc mới phát sinh và nhiều vụ đông người, phức tạp.
Việc phối hợp giữa các cơ quan ở Trung ương và địa phương được quan tâm hơn, nhất là xử lý các tình huống phức tạp phát sinh trong khiếu nại, tố cáo.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn những hạn chế, yếu kém như một số địa phương chưa tổ chức tốt việc tiếp công dân, chưa gắn công tác tiếp công dân với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là ở cấp huyện. Nhiều vụ việc giải quyết còn chậm; một số vụ việc giải quyết không đúng chính sách, pháp luật và thực tế.
Nhiều địa phương chỉ chú trọng đến việc giải quyết hết thẩm quyền mà chưa quan tâm đến giải quyết dứt điểm; còn hiện tượng né tránh, đùn đẩy, thấy sai phạm nhưng chưa có biện pháp khắc phục...
Trong thời gian từ năm 2008-2011, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp trên 1.571.500 lượt người đến khiếu nại, tố cáo và tiếp nhận, xử lý 672.990 đơn thư.
Các cơ quan chức năng đã giải quyết 257.419/290.565 vụ việc khiếu nại (đạt trên 88%). Kết quả phân tích cho thấy số vụ khiếu nại đúng chiếm 19,8%; số vụ khiếu nại đúng, có sai chiếm 28%; khiếu nại sai chiếm 52,2%.
Về giải quyết tố cáo, các cơ quan chức năng đã giải quyết 33.160/39.107 vụ việc tố cáo (đạt trên 84%), trong đó có 16,2% đơn tố cáo đúng, 29,6% đơn tố cáo có đúng, có sai; 54,2% đơn tố cáo sai.
Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo đã thu hồi về cho Nhà nước gần 1.026 tỷ đồng, 1.241ha đất; khôi phục quyền lợi cho 6.659 công dân với số tiền 595 tỷ đồng, 936ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 2.951 người; chuyển cơ quan điều tra 239 vụ, 382 người.
Về giải quyết các vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài, các bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm 1.052 vụ việc tồn động, bức xúc, kéo dài. Hiện còn lại 528 vụ việc đang được tiếp tục xem xét, giải quyết.
Theo đánh giá, về tính chất, mức độ phức tạp, mặc dù so với những năm 2006-2007, tình hình khiếu nại tố cáo từ năm 2008-2011 ở một số địa bàn có giảm. Tuy nhiên, về tổng quan, tình hình khiếu nại tố cáo diến biến phức tạp và bức xúc ở nhiều nơi, có lúc, có nơi đặc biệt phức tạp, gay gắt. Biểu hiện rõ nhất là số đoàn đông người tăng mạnh, thái độ công dân đi khiếu kiện thiếu kiềm chế, khiếu nại tố cáo vượt cấp lên Trung ương gia tăng, tình trạng đơn thư gửi tràn lan mang tính phổ biến.
Nhiều vụ việc phát sinh từ những năm trước đã được xem xét, giải quyết nhưng công dân vẫn khiếu kiện kéo dài, nhất là các vụ việc khiếu nại về thu hồi đất, đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai...
Bên cạnh đó, có hiện tượng những người, nhóm người khiếu nại “liên kết” với nhau để khiếu nại đông người. Một số trường hợp có sự xúi giục, kích động của các thế lực thù địch nhằm lôi kéo những người đi khiếu nại liên kết đông người có những hành vi quá khích, gây rối.
Nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân chủ yếu liên quan đến đất đai (chiếm 70%), trong đó nhiều nhất là khiếu nại việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội; khiếu nại đòi đất cũ, tranh chấp đất đai trong nhân dân qua các thời kỳ nhưng chưa được giải quyết dứt điểm; khiếu nại đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, đòi nhà thuộc diện thực hiện các chính sách về quản lý nhà...
Đồng tình với ý kiến của Thanh tra Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết thêm việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai vẫn còn những diễn biến phức tạp, vụ việc khiếu nại vượt cấp, đông người ở địa phương có chiều hướng tăng lên, nhất là ở các địa phương có nhiều dự án thu hồi đất như Khu đô thị thương mại Văn Giang (Hưng Yên), Khu công nghiệp Long Giang (Tiền Giang), khiếu nại các hộ dân phường Dương Nội (Hà Đông - Hà Nội)…
Nguyên nhân dẫn đến khiếu nại tố cáo có cả chủ quan và khách quan. Về khách quan, chính sách bồi thường cho người có đất bị thu hồi còn nhiều bất cập (giá bồi thường thấp, hay thay đổi, thiếu nhất quán…); có sự chênh lệch quá lớn giữa giá đất bồi thường so với giá trị trường hoặc giá nhà đầu tư bán; ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế nên đòi hỏi quá đáng hoặc bị các phần tử xấu lợi dụng kích động khiếu kiện khéo dài...
Về chủ quan, công tác quản lý đất đai còn sơ hở, lỏng lẻo. Nhiều cán bộ lợi dụng tham nhũng, tiêu cực nhưng không bị xử lý nghiêm minh; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thuyết phục, giải thích, hài hòa ngay từ cơ sở; chưa tập trung giải quyết khiếu kiện ngay từ đầu. Công tác giám sát của cơ quan dân cử, của các tổ chức chính trị xã hội đối với công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo chưa thường xuyên...
Thanh tra Chính phủ xác định nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới là tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; chủ động xử lý các nhiệm vụ về khiếu nại, tố cáo; kiểm soát tốt tình hình khiếu nại, tố cáo, không để xảy ra “điểm nóng,” tập trung giải quyết các vụ việc phát sinh mới, đạt trên 85%, cùng với đó là tiếp tục rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài.
Từ nhiệm vụ nêu trên, 6 giải pháp được đề ra là tăng cường công tác quản lý đất đai nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo trên lĩnh vực này; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của các cơ quan làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; đảm bảo an ninh, trật tự trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại tố cáo để nâng cao hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, nhân dân.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Chính trị chỉ đạo tổ chức tổng kết việc thực hiện Kết luận 130-TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị. Các cơ quan có thẩm quyền đẩy nhanh việc sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về đất đai; tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn.” Quốc hội cần sớm ban hành Luật về tiếp công dân, Luật về biểu tình làm cơ sở đấu tranh, xử lý những trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo gây rối…
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương đã nêu thực trạng về công tác khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị để giải quyết có hiệu quả công tác này, đặc biệt là không để xảy ra “điểm nóng” trong khiếu nại, tố cáo./.
Thiện Thuật (TTXVN)