‘70% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam’

‘70% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam'

Đại diện JETRO cho biết, năm 2018, số dự án đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 630 dự án và tổng số vốn đầu tư khoảng 8 tỷ USD.
Năm 2018 đã có 630 dự án của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam và tổng số vốn đầu tư khoảng 8 tỷ USD. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

“Khi được hỏi về kế hoạch triển khai hoạt động trong thời gian từ 1-2 năm tới, có tới 70% doanh nghiệp Nhật Bản trả lời muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.”

Đây là thông tin được ông Hironobu Kitagawa, Trưởng đại diện Văn phòng JETRO tại Hà Nội đưa ra (từ kết quả của một cuộc khảo sát vào năm 2018) tại Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác và buổi họp công bố về “Triển lãm quốc tế công nghiệp chế tạo phụ tùng, công nghiệp tại Việt Nam,” do Tổ chức thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại tổ chức ngày 30/5, tại Hà Nội.

[Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đối tác Nhật Bản]

Đại diện JETRO cho biết, năm 2018, số dự án đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 630 dự án và tổng số vốn đầu tư khoảng 8 tỷ USD.

Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, tạo môi trường kết nối thương mại giữa doanh nghiệp cung cấp Việt Nam và doanh nghiệp thu mua Nhật Bản, JETRO đã tổ chức triển lãm này luân phiên tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội bắt đầu từ năm 2004.

“Đến nay đã có nhiều doanh nghiệp tham gia triển lãm và JETRO đã lắng nghe ý kiến đóng góp từ nhiều doanh nghiệp. Một trong số những ý kiến đó là mong muốn sản phẩm mới có chất lượng cao, giao dịch ổn định, đối tác đáng tin cậy,” ông Hironobu Kitagawa nói.

Phát biểu tại sự kiện, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò rất quan trọng, tạo cơ sở để phát triển một nền công nghiệp có sức cạnh tranh cao và bền vững.

Chính phủ đã giao Bộ Công Thương tích cực triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025, qua đó các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam được tạo điều kiện áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý chất lượng hiện đại cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, độ tin cậy và từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành sản xuất quan trọng như ôtô, dệ may, da giày…

Trong khi đó, ông Phan Ngân, Giám đốc dự án, Công ty Reed Tradex Vietnam cho hay, Triển lãm là cơ hội để kết nối với các nhà cung cấp và thị trường tiêu thụ trong nước, giúp tìm hiểu nhu cầu xuất khẩu cũng như xu hướng sử dụng các linh kiện.

Đại diện Công ty Reed Tradex Vietnam nói về triển vọng hợp tác trong công nghiệp hỗ trợ:

Theo Ban tổ chức, với sự góp mặt của 16 quốc gia cùng hơn 200 công nghệ và máy móc tiên tiến, “Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam-Nhật Bản SIE 2019)” và “Triển lãm quốc tế về công nghiệp chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam (VME 2019)” sẽ được diễn ra đồng thời vào ngày 14-16/8 tại Trung tâm Triển lãm I.C.E Hà Nội./.
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục