Trong khuôn khổ tăng cường hợp tác, kết nối và giao lưu nhân dân, ngày 5/4, tại thủ đô Jakarta của Indonesia, Hội nghị lần thứ 5 Ủy ban Hợp tác chung ASEAN-Mỹ đã công bố 7 suất học bổng đầu tiên theo Chương trình học bổng Fulbright Mỹ-ASEAN.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Văn hóa-Xã hội Alicia Rosa đánh giá cao sáng kiến Chương trình học bổng Fulbright Mỹ-ASEAN cũng như việc chương trình này cấp 7 suất học bổng đầu tiên, góp phần thúc đẩy sự gắn kết hơn nữa mối quan hệ giữa hai bên.
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Mỹ tại ASEAN David Carden cho biết 7 học viên được lựa chọn từ các nước ASEAN sẽ tập trung vào các đề tài nghiên cứu về biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, y tế công cộng, quan hệ Mỹ-ASEAN, chính sách tiền tệ và pháp luật, đồng thời sẽ cùng các sinh viên xuất sắc của Chương trình học bổng Fulbright trên nhiều lĩnh vực khác như hành chính công, khoa học, nghệ thuật, kinh doanh, giáo dục, thực hiện các công trình nghiên cứu tại các trường đại học danh tiếng của Mỹ.
Để được lựa chọn, các học viên phải trải qua các vòng xét duyệt rất khó khăn. Ngoài việc phải nộp đơn xin học bổng, các ứng viên phải có công trình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề trọng tâm quan hệ Mỹ-ASEAN.
Hội đồng thẩm định gồm các quan chức Phái đoàn đại diện thường trực Mỹ tại ASEAN, phái đoàn đại diện thường trực các nước ASEAN và Ban Thư ký ASEAN sẽ xem xét thông qua và đề xuất danh sách ứng viên cho Quỹ học bổng Fulbright xét duyệt.
Sáng kiến Chương trình học bổng Fulbright Mỹ-ASEAN được cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton công bố tại Hội nghị Bộ trưởng Mỹ-ASEAN năm 2012, đánh dấu 35 năm thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa ASEAN và Mỹ./.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Văn hóa-Xã hội Alicia Rosa đánh giá cao sáng kiến Chương trình học bổng Fulbright Mỹ-ASEAN cũng như việc chương trình này cấp 7 suất học bổng đầu tiên, góp phần thúc đẩy sự gắn kết hơn nữa mối quan hệ giữa hai bên.
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Mỹ tại ASEAN David Carden cho biết 7 học viên được lựa chọn từ các nước ASEAN sẽ tập trung vào các đề tài nghiên cứu về biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, y tế công cộng, quan hệ Mỹ-ASEAN, chính sách tiền tệ và pháp luật, đồng thời sẽ cùng các sinh viên xuất sắc của Chương trình học bổng Fulbright trên nhiều lĩnh vực khác như hành chính công, khoa học, nghệ thuật, kinh doanh, giáo dục, thực hiện các công trình nghiên cứu tại các trường đại học danh tiếng của Mỹ.
Để được lựa chọn, các học viên phải trải qua các vòng xét duyệt rất khó khăn. Ngoài việc phải nộp đơn xin học bổng, các ứng viên phải có công trình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề trọng tâm quan hệ Mỹ-ASEAN.
Hội đồng thẩm định gồm các quan chức Phái đoàn đại diện thường trực Mỹ tại ASEAN, phái đoàn đại diện thường trực các nước ASEAN và Ban Thư ký ASEAN sẽ xem xét thông qua và đề xuất danh sách ứng viên cho Quỹ học bổng Fulbright xét duyệt.
Sáng kiến Chương trình học bổng Fulbright Mỹ-ASEAN được cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton công bố tại Hội nghị Bộ trưởng Mỹ-ASEAN năm 2012, đánh dấu 35 năm thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa ASEAN và Mỹ./.
(TTXVN)