Ngày 25/5, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) đã ký Hiệp định tài chính trị giá 688 triệu USD cho năm dự án về cải cách và tăng trưởng vì người nghèo của Việt Nam.
Đáng chú ý, trong khoản tín dụng này, Ngân hàng Thế giới sẽ dành 318 triệu USD cho Dự án vốn vay chính sách Phát triển cải tạo ngành điện giai đoạn một tập trung vào bốn chính sách, gồm phát triển thị trường điện cạnh tranh, chuyển dịch cơ cấu ngành điện nhằm cung cấp cho khách hàng thêm lựa chọn về dịch vụ, cải cách giá điện để thu hút các nhà đầu tư mới và nâng cao tiết kiệm năng lượng.
Ngoài ra, bốn dự án khác được sử dụng khoản tín dụng này gồm dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn hai trị giá 150 triệu USD; dự án hỗ trợ y tế khu vực Bắc Trung Bộ trị giá 65 triệu USD; bổ sung tài chính dự án vệ sinh môi trường Thành phố Hồ Chí Minh trị giá 90 triệu USD; bổ sung tài chính dự án vệ sinh và cấp nước nông thôn Đồng bằng sông Hồng trị giá 65 triệu USD.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, có nhiều con số cụ thể chứng minh cho sự tiến bộ của Việt Nam. Chẳng hạn, dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn một đã giúp tăng gấp đôi thu nhập cho các hộ gia đình tham gia dự án. Trong giai đoạn đầu của dự án này, hơn 350.000 hộ gia đình được hưởng lợi từ các dịch vụ y tế tốt hơn và hơn 118.000 hộ gia đình được tiếp cận nước sạch, cải thiện đáng kể sức khỏe của người dân địa phương.
Phát biểu tại lễ ký kết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cũng cho rằng, hiện nay vấn đề về nước sạch và vệ sinh môi trường các thành phố và vùng nông thôn đang là vấn đề rất nổi cộm ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm đầu tư lĩnh vực vệ sinh môi trường nhằm xây dựng những thành phố và vùng nông thôn xanh sạch đẹp.
Thống đốc nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam ghi nhận những thiện chí mà Ngân hàng Thế giới dành cho Việt Nam và tin tưởng với sự nỗ lực của hai bên, các dự án này sẽ sớm có hiệu lực và được thực hiện thành công ở Việt Nam góp phần hỗ trợ tích cực cho phát triển kinh tế xã hội và giảm đói nghèo ở các tỉnh, thành phố có dự án nói riêng và Việt Nam nói chung./.
Đáng chú ý, trong khoản tín dụng này, Ngân hàng Thế giới sẽ dành 318 triệu USD cho Dự án vốn vay chính sách Phát triển cải tạo ngành điện giai đoạn một tập trung vào bốn chính sách, gồm phát triển thị trường điện cạnh tranh, chuyển dịch cơ cấu ngành điện nhằm cung cấp cho khách hàng thêm lựa chọn về dịch vụ, cải cách giá điện để thu hút các nhà đầu tư mới và nâng cao tiết kiệm năng lượng.
Ngoài ra, bốn dự án khác được sử dụng khoản tín dụng này gồm dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn hai trị giá 150 triệu USD; dự án hỗ trợ y tế khu vực Bắc Trung Bộ trị giá 65 triệu USD; bổ sung tài chính dự án vệ sinh môi trường Thành phố Hồ Chí Minh trị giá 90 triệu USD; bổ sung tài chính dự án vệ sinh và cấp nước nông thôn Đồng bằng sông Hồng trị giá 65 triệu USD.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, có nhiều con số cụ thể chứng minh cho sự tiến bộ của Việt Nam. Chẳng hạn, dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn một đã giúp tăng gấp đôi thu nhập cho các hộ gia đình tham gia dự án. Trong giai đoạn đầu của dự án này, hơn 350.000 hộ gia đình được hưởng lợi từ các dịch vụ y tế tốt hơn và hơn 118.000 hộ gia đình được tiếp cận nước sạch, cải thiện đáng kể sức khỏe của người dân địa phương.
Phát biểu tại lễ ký kết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cũng cho rằng, hiện nay vấn đề về nước sạch và vệ sinh môi trường các thành phố và vùng nông thôn đang là vấn đề rất nổi cộm ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm đầu tư lĩnh vực vệ sinh môi trường nhằm xây dựng những thành phố và vùng nông thôn xanh sạch đẹp.
Thống đốc nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam ghi nhận những thiện chí mà Ngân hàng Thế giới dành cho Việt Nam và tin tưởng với sự nỗ lực của hai bên, các dự án này sẽ sớm có hiệu lực và được thực hiện thành công ở Việt Nam góp phần hỗ trợ tích cực cho phát triển kinh tế xã hội và giảm đói nghèo ở các tỉnh, thành phố có dự án nói riêng và Việt Nam nói chung./.
Minh Thúy (Vietnam+)