Chiều 18/1, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và đại diện dự án JICA (Nhật Bản) đã ký Biên bản thỏa thuận Hiệp định vay vốn Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
Đây là dự án xử lý nước quy mô lớn do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội làm chủ dự án, với tổng số vốn đầu tư dự kiến khoảng 66,7 tỷ yen Nhật, trong đó vốn vay ODA trên 56,1 tỷ yen, chiếm 84,1%, còn lại là vốn đối ứng trên 10,6 tỷ yen, thời gian thực hiện từ năm 2013 đến 2020.
Theo đó, nhà máy được xây dựng tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì trên diện tích 13ha, bao gồm đất nông nghiệp, trồng trọt và các hồ, ao nuôi cá.
Dự án có phạm vi phục vụ xử lý nước thải của lưu vực S2 diện tích gần 4.90ha với khoảng 900.000 dân, bao gồm gói thầu xây dựng nhà máy với công suất 270.000 m3/ngày đêm, bằng công nghệ xử lý bùn hoạt tính truyền thống của Nhật Bản.
Ba gói thầu xây dựng hệ thống thu gom có chiều dài khoảng trên gần 53.000m; trong đó gói thầu B-1, B-2 xây dựng hệ thống cống thu gom chính dọc sông Tô Lịch và sông Lừ, dài khoảng gần 43.000m, thi công bằng biện pháp kích thủy lực, không mở. Gói thầu B-3 xây dựng hệ thống cống đầu nối từ các khu đô thị, nhà dân vào hệ thống cống chính.
Dự kiến dự án gồm 5 gói thầu, trong đó giai đoạn 2013 ký hiệp định vay vốn, lựa chọn tư vấn; năm 2014-2016 giai đoạn thiết kế chi tiết, chuẩn bị thi công và đến hết năm 2020 dự án hoàn thành.
Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ giải quyết xử lý nước thải sinh hoạt cho bảy quận, huyện là Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, huyện Thanh Trì, Từ Liêm.
Để đảm bảo cho việc phát triển môi trường bền vững lâu dài của Hà Nội, các bên liên quan đang tính đến việc sử dụng khoa học kỹ thuật công nghệ để tái chế bùn làm nguồn năng lượng thấp hoặc nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy ximăng, nhà máy phân bón, làm đất thay thế trong sản xuất nông nghiệp và trồng trọt./.
Đây là dự án xử lý nước quy mô lớn do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội làm chủ dự án, với tổng số vốn đầu tư dự kiến khoảng 66,7 tỷ yen Nhật, trong đó vốn vay ODA trên 56,1 tỷ yen, chiếm 84,1%, còn lại là vốn đối ứng trên 10,6 tỷ yen, thời gian thực hiện từ năm 2013 đến 2020.
Theo đó, nhà máy được xây dựng tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì trên diện tích 13ha, bao gồm đất nông nghiệp, trồng trọt và các hồ, ao nuôi cá.
Dự án có phạm vi phục vụ xử lý nước thải của lưu vực S2 diện tích gần 4.90ha với khoảng 900.000 dân, bao gồm gói thầu xây dựng nhà máy với công suất 270.000 m3/ngày đêm, bằng công nghệ xử lý bùn hoạt tính truyền thống của Nhật Bản.
Ba gói thầu xây dựng hệ thống thu gom có chiều dài khoảng trên gần 53.000m; trong đó gói thầu B-1, B-2 xây dựng hệ thống cống thu gom chính dọc sông Tô Lịch và sông Lừ, dài khoảng gần 43.000m, thi công bằng biện pháp kích thủy lực, không mở. Gói thầu B-3 xây dựng hệ thống cống đầu nối từ các khu đô thị, nhà dân vào hệ thống cống chính.
Dự kiến dự án gồm 5 gói thầu, trong đó giai đoạn 2013 ký hiệp định vay vốn, lựa chọn tư vấn; năm 2014-2016 giai đoạn thiết kế chi tiết, chuẩn bị thi công và đến hết năm 2020 dự án hoàn thành.
Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ giải quyết xử lý nước thải sinh hoạt cho bảy quận, huyện là Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, huyện Thanh Trì, Từ Liêm.
Để đảm bảo cho việc phát triển môi trường bền vững lâu dài của Hà Nội, các bên liên quan đang tính đến việc sử dụng khoa học kỹ thuật công nghệ để tái chế bùn làm nguồn năng lượng thấp hoặc nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy ximăng, nhà máy phân bón, làm đất thay thế trong sản xuất nông nghiệp và trồng trọt./.
Nguyễn Văn Cảnh (Vietnam+)