Các chuyên gia thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố một kết quả nghiên cứu cho thấy trong 100 ca tử vong trên thế giới mỗi ngày thì có một người chết do hút thuốc lá thụ động. Như vậy mỗi năm,có khoảng 600.000 người chết vì hút thuốc lá thụ động.
Trong nghiên cứu đầu tiên nhằm đánh giá tác hại của khói thuốc lá trên toàn cầu này, các chuyên gia WHO nhận thấy rằng trẻ em bị ảnh hưởng nặng nề hơn bất cứ nhóm tuổi nào khác và mỗi năm có khoảng 165.000 trẻ bị tử vong do hút thuốc lá thụ động, 2/3 trong số này rơi vào các nước châu Phi và châu Á.
Qua nghiên cứu, người ta còn nhận thấy rằng trẻ em thường bị nhiễm bệnh do khói thuốc của chính những người thân trong gia đình.
Bình luận về phát hiện nói trên được đăng tải trên tạp chí Lancet, Heather Wipfli và Jonathan Samet thuộc trường Đại học Southern California nói rằng các nhà hoạch định chính sách cần phải cấm các gia đình không được hút thuốc ở nhà.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữ liệu từ 192 quốc gia từ năm 2004 tới nay và con số cho thấy riêng trong năm 2004, 40% trẻ em, 33% nam giới và 35% phụ nữ không hút thuốc đã trở thành các nạn nhân của khói thuốc, dẫn tới 379.000 ca tử vong do đau tim, 165.000 ca tử vong do mắc bệnh đường hô hấp, 36.900 trường hợp chết do hen suyễn và 21.000 người chết do ung thư phổi mỗi năm.
Như vậy số cả tử vong do cả trực tiếp hút thuốc lẫn hút thuốc thụ động đã lên tới 5,1 triệu người mỗi năm.
Trong khi tử vong do hút thuốc thụ động ở trẻ em thường tập trung ở các nước nghèo và có thu nhập trung bình, thì tỷ lệ tử vong vì khói thuốc lá ở người lớn lại trải rộng khắp các nước có thu nhập cao.
Tại các nước châu Âu có thu nhập cao, chỉ có 71 trẻ em bị chết do hút thuốc thụ động, trong khi con số này ở người lớn là 35.388. Trái lại, tại các nước châu Phi, ước tính có tới 43.375 trẻ em chết do hút thuốc thụ động so với 9.514 ở người lớn.
Các nhà nghiên cứu đã kêu gọi các nước tôn trọng triệt để Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá, trong đó có đánh thuế cao thuốc lá và cấm quảng cáo mặt hàng này.
Việc thực hiện các đạo luật cấm hoàn toàn thuốc lá sẽ có thể giúp giảm bớt số người chết do hút thuốc thụ động ngay trong năm đầu tiên thực hiện đi kèm với cắt giảm được chi phí chữa bệnh cho xã hội.
Hiện nay chỉ có khoảng 7% dân số thế giới được sống trong môi trường áp dụng các đạo luật phi thuốc lá và những đạo luật này không cần phải ép buộc một cách cứng nhắc tại đó.
Tại những nơi các quy định cấm hút thuốc được tôn trọng, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng số người phải hút thuốc thụ động tại những nơi có nguy cơ cao như quán bar và nhà hàng có thể được cắt giảm tới 90%.
Các cuộc nghiên cứu còn cho thấy các đạo luật này giúp giảm bớt số lượng tiêu thụ thuốc lá và những người cai thuốc đạt tỷ lệ thành công cao hơn./.
Trong nghiên cứu đầu tiên nhằm đánh giá tác hại của khói thuốc lá trên toàn cầu này, các chuyên gia WHO nhận thấy rằng trẻ em bị ảnh hưởng nặng nề hơn bất cứ nhóm tuổi nào khác và mỗi năm có khoảng 165.000 trẻ bị tử vong do hút thuốc lá thụ động, 2/3 trong số này rơi vào các nước châu Phi và châu Á.
Qua nghiên cứu, người ta còn nhận thấy rằng trẻ em thường bị nhiễm bệnh do khói thuốc của chính những người thân trong gia đình.
Bình luận về phát hiện nói trên được đăng tải trên tạp chí Lancet, Heather Wipfli và Jonathan Samet thuộc trường Đại học Southern California nói rằng các nhà hoạch định chính sách cần phải cấm các gia đình không được hút thuốc ở nhà.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữ liệu từ 192 quốc gia từ năm 2004 tới nay và con số cho thấy riêng trong năm 2004, 40% trẻ em, 33% nam giới và 35% phụ nữ không hút thuốc đã trở thành các nạn nhân của khói thuốc, dẫn tới 379.000 ca tử vong do đau tim, 165.000 ca tử vong do mắc bệnh đường hô hấp, 36.900 trường hợp chết do hen suyễn và 21.000 người chết do ung thư phổi mỗi năm.
Như vậy số cả tử vong do cả trực tiếp hút thuốc lẫn hút thuốc thụ động đã lên tới 5,1 triệu người mỗi năm.
Trong khi tử vong do hút thuốc thụ động ở trẻ em thường tập trung ở các nước nghèo và có thu nhập trung bình, thì tỷ lệ tử vong vì khói thuốc lá ở người lớn lại trải rộng khắp các nước có thu nhập cao.
Tại các nước châu Âu có thu nhập cao, chỉ có 71 trẻ em bị chết do hút thuốc thụ động, trong khi con số này ở người lớn là 35.388. Trái lại, tại các nước châu Phi, ước tính có tới 43.375 trẻ em chết do hút thuốc thụ động so với 9.514 ở người lớn.
Các nhà nghiên cứu đã kêu gọi các nước tôn trọng triệt để Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá, trong đó có đánh thuế cao thuốc lá và cấm quảng cáo mặt hàng này.
Việc thực hiện các đạo luật cấm hoàn toàn thuốc lá sẽ có thể giúp giảm bớt số người chết do hút thuốc thụ động ngay trong năm đầu tiên thực hiện đi kèm với cắt giảm được chi phí chữa bệnh cho xã hội.
Hiện nay chỉ có khoảng 7% dân số thế giới được sống trong môi trường áp dụng các đạo luật phi thuốc lá và những đạo luật này không cần phải ép buộc một cách cứng nhắc tại đó.
Tại những nơi các quy định cấm hút thuốc được tôn trọng, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng số người phải hút thuốc thụ động tại những nơi có nguy cơ cao như quán bar và nhà hàng có thể được cắt giảm tới 90%.
Các cuộc nghiên cứu còn cho thấy các đạo luật này giúp giảm bớt số lượng tiêu thụ thuốc lá và những người cai thuốc đạt tỷ lệ thành công cao hơn./.
Thanh Thủy/Kuala Lumpur (Vietnam+)