Ngày 30/11, tại xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, quê hương của nhà văn Nam Cao, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam tổ chức lễ tưởng niệm 60 năm ngày nhà văn-liệt sỹ Nam Cao hy sinh (30/11/1951-30/11/2011).
Dự lễ có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, lãnh đạo tỉnh Hà Nam, thân nhân gia đình nhà văn-liệt sỹ Nam Cao cùng đông đảo người dân địa phương.
Nhà văn Nam Cao tên thật là Trần Hữu Trí, sinh ngày 29/10/1915 tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, Phủ Lý Nhân, nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Thuở nhỏ ông đã có chí học hành, tự học và học giỏi tiếng Pháp, là trí thức sớm có tinh thần yêu nước.
Nghe theo tiếng gọi của Đảng, ông đã cùng với các nhà trí thức lớn của Việt Nam tham gia cách mạng, cùng với ngòi bút chống lại cường quyền, áp bức và phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong chuyến đi công tác vào vùng địch hậu thuộc huyện Gia Viễn, Ninh Bình, ông đã bị địch phục kích và sát hại khi ông vừa tròn 36 tuổi, bỏ lại bao ấp ủ, dự định sáng tác của tài năng lớn.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan một lần nữa khẳng định những cống hiến, đóng góp của nhà văn Nam Cao cho cách mạng, đặc biệt là nền văn học cách mạng nước nhà.
Phó Chủ tịch nước đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể của tỉnh Hà Nam cần có chương trình giáo dục truyền thống trong các trường học, đặc biệt là giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn,” quy hoạch tổng thể, lập dự án thiết kế, kêu gọi đầu tư, chung tay góp sức, tôn tạo, trùng tu khu di tích nhà văn Nam Cao, để nơi đây trở thành điểm du lịch, là nơi học tập, nghiên cứu lịch sử và giới thiệu các tác phẩm văn học hiện thực phê phán của nhà văn-liệt sỹ Nam Cao./.
Dự lễ có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, lãnh đạo tỉnh Hà Nam, thân nhân gia đình nhà văn-liệt sỹ Nam Cao cùng đông đảo người dân địa phương.
Nhà văn Nam Cao tên thật là Trần Hữu Trí, sinh ngày 29/10/1915 tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, Phủ Lý Nhân, nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Thuở nhỏ ông đã có chí học hành, tự học và học giỏi tiếng Pháp, là trí thức sớm có tinh thần yêu nước.
Nghe theo tiếng gọi của Đảng, ông đã cùng với các nhà trí thức lớn của Việt Nam tham gia cách mạng, cùng với ngòi bút chống lại cường quyền, áp bức và phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong chuyến đi công tác vào vùng địch hậu thuộc huyện Gia Viễn, Ninh Bình, ông đã bị địch phục kích và sát hại khi ông vừa tròn 36 tuổi, bỏ lại bao ấp ủ, dự định sáng tác của tài năng lớn.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan một lần nữa khẳng định những cống hiến, đóng góp của nhà văn Nam Cao cho cách mạng, đặc biệt là nền văn học cách mạng nước nhà.
Phó Chủ tịch nước đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể của tỉnh Hà Nam cần có chương trình giáo dục truyền thống trong các trường học, đặc biệt là giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn,” quy hoạch tổng thể, lập dự án thiết kế, kêu gọi đầu tư, chung tay góp sức, tôn tạo, trùng tu khu di tích nhà văn Nam Cao, để nơi đây trở thành điểm du lịch, là nơi học tập, nghiên cứu lịch sử và giới thiệu các tác phẩm văn học hiện thực phê phán của nhà văn-liệt sỹ Nam Cao./.
Đức Phương (TTXVN/Vietnam+)