Trong đêm bế mạc Lễ hội càphê Buôn Ma Thuột lần 3 diễn ra tối 15/3, Hội đồng biên tập Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đã xác lập sáu kỷ lục Việt Nam.
Lễ hội càphê lớn nhất. Lễ hội diễn ra từ ngày 10 đến ngày 15/3 với 13 chương trình, trong đó có nhiều chương trình độc đáo như Triển lãm ảnh nghệ thuật về càphê, du lịch Đắk Lắk, lịch sử Đồn điền càphê CADA và Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên. Gần 1 triệu lượt khách đã đến tham quan lễ hội.
Lễ hội đường phố mang bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên lớn nhất. Lễ hội đường phố mang tên “Hội tụ cảm xúc” diễn ra từ 15 đến 19 giờ ngày 12/3 với sự tham gia của 1.125 diễn viên các đoàn nghệ thuật Êđê, Mnông, Giarai, Xêđăng, Bana, Mường, Thái, Tày, Nùng… với các diễn tấu cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc kết hợp với diễu hành xe môtô, vespa cổ, ôtô cổ, đoàn xe hoa các doanh nghiệp càphê cùng với đoàn voi, ngựa chở các mô hình mang chủ đề càphê.
Phin càphê lớn nhất. Chiếc phin cao 2,4m, đường kính miệng 2,25m, được làm bằng inox, sắt, xốp mỹ thuật, gỗ, được thiết kế với những lưới lọc chịu nhiệt đặc biệt để có thể tách lọc ra hương vị càphê thơm ngon.
Cuốn sách bằng bìa nu cây càphê lớn nhất. Cuốn sách của ông Võ Văn Hải dài 84cm, rộng 61cm, nặng 81kg, ruột dùng giáy dó Đông Hồ. Đặc biệt phần bìa sách nặng 9kg được ghép lại từ 1m3 “nu” cây càphê.
Chương trình nghệ thuật sắp đặt bằng càphê hạt và vật dụng văn hóa Tây Nguyên lớn nhất. Chương trình diễn ra tại quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, trong không gian mỗi chiều trên dưới 100m với một sân khấu chiều ngang 36m, sân khấu quay đường kính 24m, toàn bộ mặt quảng trường được phủ décor hiflex in họa tiết Tây Nguyên có diện tích khoảng 200m2. Đạo diễn Lê Quý Dương đã dàn dựng chương trình này.
Bảo tàng càphê lớn nhất. Bảo tàng càphê tại Việt Nam được hình thành và chuyển giao từ Bảo tàng càphê Jens Burg và hơn 10.000 hiện vật. Các hiện vật này mang tính đa dạng độc đáo về hình dáng, kích thước, hoa văn của nhiều thời kỳ lịch sử và văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới./.
Lễ hội càphê lớn nhất. Lễ hội diễn ra từ ngày 10 đến ngày 15/3 với 13 chương trình, trong đó có nhiều chương trình độc đáo như Triển lãm ảnh nghệ thuật về càphê, du lịch Đắk Lắk, lịch sử Đồn điền càphê CADA và Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên. Gần 1 triệu lượt khách đã đến tham quan lễ hội.
Lễ hội đường phố mang bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên lớn nhất. Lễ hội đường phố mang tên “Hội tụ cảm xúc” diễn ra từ 15 đến 19 giờ ngày 12/3 với sự tham gia của 1.125 diễn viên các đoàn nghệ thuật Êđê, Mnông, Giarai, Xêđăng, Bana, Mường, Thái, Tày, Nùng… với các diễn tấu cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc kết hợp với diễu hành xe môtô, vespa cổ, ôtô cổ, đoàn xe hoa các doanh nghiệp càphê cùng với đoàn voi, ngựa chở các mô hình mang chủ đề càphê.
Phin càphê lớn nhất. Chiếc phin cao 2,4m, đường kính miệng 2,25m, được làm bằng inox, sắt, xốp mỹ thuật, gỗ, được thiết kế với những lưới lọc chịu nhiệt đặc biệt để có thể tách lọc ra hương vị càphê thơm ngon.
Cuốn sách bằng bìa nu cây càphê lớn nhất. Cuốn sách của ông Võ Văn Hải dài 84cm, rộng 61cm, nặng 81kg, ruột dùng giáy dó Đông Hồ. Đặc biệt phần bìa sách nặng 9kg được ghép lại từ 1m3 “nu” cây càphê.
Chương trình nghệ thuật sắp đặt bằng càphê hạt và vật dụng văn hóa Tây Nguyên lớn nhất. Chương trình diễn ra tại quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, trong không gian mỗi chiều trên dưới 100m với một sân khấu chiều ngang 36m, sân khấu quay đường kính 24m, toàn bộ mặt quảng trường được phủ décor hiflex in họa tiết Tây Nguyên có diện tích khoảng 200m2. Đạo diễn Lê Quý Dương đã dàn dựng chương trình này.
Bảo tàng càphê lớn nhất. Bảo tàng càphê tại Việt Nam được hình thành và chuyển giao từ Bảo tàng càphê Jens Burg và hơn 10.000 hiện vật. Các hiện vật này mang tính đa dạng độc đáo về hình dáng, kích thước, hoa văn của nhiều thời kỳ lịch sử và văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới./.
MH (Vietnam+)