Ngày 11/3, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam đã ký thỏa thuận vay trị giá 540 triệu USD để xây dựng một tuyến vận tải công cộng nhanh nội đô nhằm giảm tắc nghẽn giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Văn Giàu đại điện cho Chính phủ, và ông Ayumi Konishi, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng ADB tại Việt Nam đại diện cho ADB tham gia lễ ký kết thỏa thuận vay vốn.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam, và dân số hiện tại hơn 9 triệu người được dự báo sẽ tăng lên gần 14 triệu người vào năm 2025.
Các phương tiện vận tải tư nhân đang chiếm lĩnh các tuyến giao thông của thành phố, tuy nhiên cơ sở hạ tầng các tuyến đường đã tới mức bức xúc. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, giao thông tiếp tục xấu đi khi nhiều người chuyển từ phương tiện xe máy sang ôtô do thu nhập của họ tăng lên.
Ông Konishi phát biểu: “Dự án khuyến khích một hình mẫu chuyển đổi từ phương tiện tư nhân sang vận chuyển công cộng. Một sự chuyển đổi như vậy - nếu thành công, sẽ không chỉ làm giảm đáng kể tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông mà còn giảm thiểu đáng kể phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, sẽ giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu trong khu vực giải quyết vấn đề giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu thông qua các phương tiện giao thông cácbon thấp.”
Là một phần lồng ghép của ba tuyến Metro đang được triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến metro số 2 dài 11,3km sẽ có 9,3km chạy ngầm với 2km đường kết nối từ đường ngầm lên mặt đất. Tuyến này sẽ kéo dài từ Bến Thành trong trung tâm, gần khu chợ lớn nhất thành phố, đi qua Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất tới Tham Lương.
Các đối tượng hưởng lợi từ dự án chủ yếu sẽ là những người sử dụng phương tiện giao thông công cộng và tư nhân, trong đó phụ nữ, học sinh, sinh viên, trẻ em và những người cao tuổi, cũng như các cộng đồng dân cư tại các quận, huyện dọc theo các tuyến metro sẽ là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ hệ thống giao thông được cải thiện./.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Văn Giàu đại điện cho Chính phủ, và ông Ayumi Konishi, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng ADB tại Việt Nam đại diện cho ADB tham gia lễ ký kết thỏa thuận vay vốn.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam, và dân số hiện tại hơn 9 triệu người được dự báo sẽ tăng lên gần 14 triệu người vào năm 2025.
Các phương tiện vận tải tư nhân đang chiếm lĩnh các tuyến giao thông của thành phố, tuy nhiên cơ sở hạ tầng các tuyến đường đã tới mức bức xúc. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, giao thông tiếp tục xấu đi khi nhiều người chuyển từ phương tiện xe máy sang ôtô do thu nhập của họ tăng lên.
Ông Konishi phát biểu: “Dự án khuyến khích một hình mẫu chuyển đổi từ phương tiện tư nhân sang vận chuyển công cộng. Một sự chuyển đổi như vậy - nếu thành công, sẽ không chỉ làm giảm đáng kể tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông mà còn giảm thiểu đáng kể phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, sẽ giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu trong khu vực giải quyết vấn đề giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu thông qua các phương tiện giao thông cácbon thấp.”
Là một phần lồng ghép của ba tuyến Metro đang được triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến metro số 2 dài 11,3km sẽ có 9,3km chạy ngầm với 2km đường kết nối từ đường ngầm lên mặt đất. Tuyến này sẽ kéo dài từ Bến Thành trong trung tâm, gần khu chợ lớn nhất thành phố, đi qua Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất tới Tham Lương.
Các đối tượng hưởng lợi từ dự án chủ yếu sẽ là những người sử dụng phương tiện giao thông công cộng và tư nhân, trong đó phụ nữ, học sinh, sinh viên, trẻ em và những người cao tuổi, cũng như các cộng đồng dân cư tại các quận, huyện dọc theo các tuyến metro sẽ là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ hệ thống giao thông được cải thiện./.
(TTXVN/Vietnam+)