Chiều 19/12, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Cơ quan hợp tác phát triển Bỉ tổ chức Hội nghị kết thúc Dự án tín dụng Việt-Bỉ giai đoạn 3.
Từ cuối năm 1997, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam bắt đầu thực hiện dự án “Nâng cao năng lực thể chế của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong quản lý các chương trình tín dụng tiết kiệm cho phụ nữ nghèo nông thôn” (Dự án tín dụng Việt-Bỉ) do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ.
Mục tiêu chính của dự án là hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các dịch vụ tài chính, dịch vụ phát triển kinh doanh nhằm nâng cao mức sống, năng lực của phụ nữ nông thôn, nâng cao năng lực của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong quản lý các hoạt động tín dụng.
Dự án được thực hiện qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (1999-2002), dự án được thực hiện tại 7 tỉnh; giai đoạn 2 (2002-2007) tại 17 tỉnh; giai đoạn 3 (2007-2012) tại 17 tỉnh.
Dự án tín dụng Việt-Bỉ, một trong những chương trình tài chính vi mô lớn ở Việt Nam cung cấp dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh cho 52.500 phụ nữ. Tỷ lệ hoàn trả vốn của dự án trong suốt 13 năm là 99,98%.
Từ nguồn vốn vay ban đầu của Chính phủ Bỉ hỗ trợ là 27,6 tỷ đồng, dự án đã sử dụng, quay vòng hiệu quả, nâng tổng số vốn vào cuối giai đoạn đạt 45 tỷ đồng.
Các hoạt động chính của dự án gồm cung cấp các khoản vay quay vòng tới các phụ nữ, trong đó ưu tiên phụ nữ nghèo; cung cấp các khóa tập huấn nâng cao năng lực sản xuất, tư duy, kỹ năng kinh doanh cho phụ nữ; cung cấp các khóa hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trong quản lý các hoạt động tài chính vi mô (bao gồm cả kỹ năng sử dụng phần mềm trong quản lý hoạt động tài chính vi mô).
Theo khuyến nghị của tư vấn quốc tế và để phù hợp với Chiến lược phát triển tài chính vi mô của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, trong giai đoạn 3, dự án đã thay đổi chiến lược từ cho vay trực tiếp sang thí điểm cho vay gián tiếp với mô hình Quỹ hỗ trợ tín dụng. Quỹ hỗ trợ tín dụng ra đời nhằm đáp ứng 2 yêu cầu cơ bản của các chương trình, tổ chức tài chính vi mô tiềm năng là vốn và hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tổ chức hoạt động tài chính vi mô để các tổ chức hoạt động hiệu quả và tự vững.
Từ khoản vay đầu tiên được giải ngân vào tháng 3/2010, đến 30/11/2012, quỹ hỗ trợ tín dụng đã thí điểm cho vay tới 8 tổ chức tài chính vi mô với 13 khoản vay, trị giá 44,5 tỷ đồng, qua đó đã tiếp cận được 16.000 phụ nữ nghèo.
Quỹ hỗ trợ tín dụng đã tổ chức được 7 khóa đào tạo, nâng cao năng lực cho 175 nhà quản lý của 22 tổ chức tài chính vi mô về quản trị tổ chức, hệ thống quản lý thông tin, kiểm soát nội bộ, phân tích tài chính, quản lý rủi ro.
Theo đánh giá của các nhà tư vấn quốc tế, hoạt động của Dự án tín dụng Việt-Bỉ, đặc biệt là quỹ hỗ trợ tín dụng rất phù hợp với các chiến lược của Chính phủ về giảm nghèo và chiến lược của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Dự án góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp và lồng ghép để triển khai các nội dung hoạt động Hội, nâng cao quyền năng kinh tế, kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ; tiếp cận được với những phụ nữ nghèo nhất thông qua cho vay trực tiếp và gián tiếp.
Để mô hình quỹ hỗ trợ tín dụng hoạt động chuyên nghiệp, bền vững, thu hút được các nhà đầu tư, tài trợ về vốn, hỗ trợ kỹ thuật trong bối cảnh chưa có các quy định pháp lý cụ thể về mô hình cho vay gián tiếp cho tài chính vi mô, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đang xin Chính phủ cho quỹ hỗ trợ tín dụng hoạt động chính thức.
Tại gội nghị, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa đã trao Kỷ niệm chương "Vì sự phát triển của Phụ nữ Việt Nam" tặng Trưởng Đại diện Cơ quan hợp tác phát triển Bỉ Pierre Dulieu và Cố vấn trưởng Dự án tín dụng Việt-Bỉ Vincent Wierda./.
Từ cuối năm 1997, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam bắt đầu thực hiện dự án “Nâng cao năng lực thể chế của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong quản lý các chương trình tín dụng tiết kiệm cho phụ nữ nghèo nông thôn” (Dự án tín dụng Việt-Bỉ) do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ.
Mục tiêu chính của dự án là hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các dịch vụ tài chính, dịch vụ phát triển kinh doanh nhằm nâng cao mức sống, năng lực của phụ nữ nông thôn, nâng cao năng lực của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong quản lý các hoạt động tín dụng.
Dự án được thực hiện qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (1999-2002), dự án được thực hiện tại 7 tỉnh; giai đoạn 2 (2002-2007) tại 17 tỉnh; giai đoạn 3 (2007-2012) tại 17 tỉnh.
Dự án tín dụng Việt-Bỉ, một trong những chương trình tài chính vi mô lớn ở Việt Nam cung cấp dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh cho 52.500 phụ nữ. Tỷ lệ hoàn trả vốn của dự án trong suốt 13 năm là 99,98%.
Từ nguồn vốn vay ban đầu của Chính phủ Bỉ hỗ trợ là 27,6 tỷ đồng, dự án đã sử dụng, quay vòng hiệu quả, nâng tổng số vốn vào cuối giai đoạn đạt 45 tỷ đồng.
Các hoạt động chính của dự án gồm cung cấp các khoản vay quay vòng tới các phụ nữ, trong đó ưu tiên phụ nữ nghèo; cung cấp các khóa tập huấn nâng cao năng lực sản xuất, tư duy, kỹ năng kinh doanh cho phụ nữ; cung cấp các khóa hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trong quản lý các hoạt động tài chính vi mô (bao gồm cả kỹ năng sử dụng phần mềm trong quản lý hoạt động tài chính vi mô).
Theo khuyến nghị của tư vấn quốc tế và để phù hợp với Chiến lược phát triển tài chính vi mô của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, trong giai đoạn 3, dự án đã thay đổi chiến lược từ cho vay trực tiếp sang thí điểm cho vay gián tiếp với mô hình Quỹ hỗ trợ tín dụng. Quỹ hỗ trợ tín dụng ra đời nhằm đáp ứng 2 yêu cầu cơ bản của các chương trình, tổ chức tài chính vi mô tiềm năng là vốn và hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tổ chức hoạt động tài chính vi mô để các tổ chức hoạt động hiệu quả và tự vững.
Từ khoản vay đầu tiên được giải ngân vào tháng 3/2010, đến 30/11/2012, quỹ hỗ trợ tín dụng đã thí điểm cho vay tới 8 tổ chức tài chính vi mô với 13 khoản vay, trị giá 44,5 tỷ đồng, qua đó đã tiếp cận được 16.000 phụ nữ nghèo.
Quỹ hỗ trợ tín dụng đã tổ chức được 7 khóa đào tạo, nâng cao năng lực cho 175 nhà quản lý của 22 tổ chức tài chính vi mô về quản trị tổ chức, hệ thống quản lý thông tin, kiểm soát nội bộ, phân tích tài chính, quản lý rủi ro.
Theo đánh giá của các nhà tư vấn quốc tế, hoạt động của Dự án tín dụng Việt-Bỉ, đặc biệt là quỹ hỗ trợ tín dụng rất phù hợp với các chiến lược của Chính phủ về giảm nghèo và chiến lược của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Dự án góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp và lồng ghép để triển khai các nội dung hoạt động Hội, nâng cao quyền năng kinh tế, kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ; tiếp cận được với những phụ nữ nghèo nhất thông qua cho vay trực tiếp và gián tiếp.
Để mô hình quỹ hỗ trợ tín dụng hoạt động chuyên nghiệp, bền vững, thu hút được các nhà đầu tư, tài trợ về vốn, hỗ trợ kỹ thuật trong bối cảnh chưa có các quy định pháp lý cụ thể về mô hình cho vay gián tiếp cho tài chính vi mô, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đang xin Chính phủ cho quỹ hỗ trợ tín dụng hoạt động chính thức.
Tại gội nghị, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa đã trao Kỷ niệm chương "Vì sự phát triển của Phụ nữ Việt Nam" tặng Trưởng Đại diện Cơ quan hợp tác phát triển Bỉ Pierre Dulieu và Cố vấn trưởng Dự án tín dụng Việt-Bỉ Vincent Wierda./.
Phúc Hằng (TTXVN)