Ngày 29/8, Liên hoan phim Venice chính thức khai mạc tại Italy với sự góp mặt của 52 bộ phim đến từ nhiều nước trên thế giới.
Mở màn cho Liên hoan phim lâu đời nhất thế giới năm nay là bộ phim “The Reluctant Fundamentalist” (tạm dịch là Tín đồ chính thống bất đắc dĩ) của nữ đạo diễn người Ấn Độ Mira Nair. Đây là phim mang đề tài chính trị, kể về một thanh niên trẻ Pakistan với nội tâm bị giằng xé giữa một bên là khát vọng làm giàu ở Phố Wall và một bên là sự mời gọi trở về quê nhà.
Phim về đề tài âm nhạc cũng nằm trong “thực đơn” của Liên hoan phim Venice năm nay, trong đó hai bộ phim được mong đợi nhất là phim tài liệu về ông Vua nhạc pop Michael Jackson, có tựa đề "Bad 25" của đạo diễn Spike Lee và phim tài liệu "Enzo Avitabile Music Life" (tạm dịch là Cuộc đời âm nhạc của Enzo Avitabile), tôn vinh giọng ca trữ tình Enzo Avitabile của nhà làm phim Mỹ Jonathan Demme.
Trong 18 phim tranh giải Sử tử Vàng năm nay, bộ phim được đánh giá cao nhất chính là "The Master" (tạm dịch là Người thầy) của đạo diễn Paul Thomas Anderson với diễn xuất của nam diễn viên Philip Seymour Hoffman. Phim nói về sự sùng bái một dòng tôn giáo, trong đó có nhiều chi tiết tương đồng với đạo Scientology (đạo khoa học giáo mà tài tử Tom Cruise là một tín đồ và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ hôn nhân của nam tài tử này).
Đạo diễn Anderson cho biết, vai nam chính do Hoffman thủ vai, được lấy cảm hứng từ Ron Hubbard, người sáng lập ra đạo Scientology.
Ngoài ra, phim mới "To The Wonder" (tạm dịch là Tới miền thần tiên) của đạo diễn Mỹ Terrence Malick cũng thu hút sự mong đợi của đông đảo khán giả. Bắt đầu làm phim từ năm 1969, "To The Wonder" là bộ phim thứ bảy trong sự nghiệp của đạo diễn này.
Ngoài vòng tranh giải, công chúng sẽ có dịp được thưởng thức bộ phim kinh dị "The company you keep" của Redford, trong đó đạo diễn đồng thời đóng vai một cựu binh Mỹ thuộc cánh tả, bị truy đuổi bởi một phóng viên trẻ do Shia LaBoeuf thủ vai.
Theo các chuyên gia nghệ thuật, các chủ đề nóng bỏng như sex và tôn giáo được thể hiện đậm nét nhất trong Liên hoan phim này. Bộ phim kinh dị "Passion" (Niềm đam mê) của Brian De Palma đề cập trực tiếp tới vấn đề nhạy cảm này.
Vị trí nổi bật của các đạo diễn nữ làm nên nét mới đặc sắc trong liên hoan phim lần này.
Trong số 52 phim được trình chiếu tại Liên hoan phim Venice năm nay, có 21 tác phẩm của các đạo diễn nữ, trong số đó có Djamila Sahraoui, người Algeria, Jazmin Lopez của Argentina và Rama Burshtein, người Mỹ.
Ông Alberto Barbera, Giám đốc Liên hoan phim Venice, khẳng định: “Đây có thể là dấu hiệu cho thấy thế giới điện ảnh đang thực sự thay đổi. Sự thành kiến về giới tính đang bị lu mờ dần.”
Liên hoan phim Venice đầu tiên được tổ chức vào năm 1932 tại Khách sạn Excelsior sang trọng - nơi giới thiệu tác phẩm của một số đạo diễn nổi tiếng thời đó như Frank Capra và Howard Hawks.
Ban giám khảo Liên hoan phim 2012 gồm có nhà sản xuất người Mỹ kiêm Chủ tịch Liên hoan phim Michael Mann, đạo diễn Hong Kong Trần Khả Tân, nữ diễn viên Anh Samantha Norton và người mẫu Pháp Laetitia Casta.
Giải Sư tử Vàng sẽ được công bố vào ngày bế mạc Liên hoan phim 8/9 tới./.
Mở màn cho Liên hoan phim lâu đời nhất thế giới năm nay là bộ phim “The Reluctant Fundamentalist” (tạm dịch là Tín đồ chính thống bất đắc dĩ) của nữ đạo diễn người Ấn Độ Mira Nair. Đây là phim mang đề tài chính trị, kể về một thanh niên trẻ Pakistan với nội tâm bị giằng xé giữa một bên là khát vọng làm giàu ở Phố Wall và một bên là sự mời gọi trở về quê nhà.
Phim về đề tài âm nhạc cũng nằm trong “thực đơn” của Liên hoan phim Venice năm nay, trong đó hai bộ phim được mong đợi nhất là phim tài liệu về ông Vua nhạc pop Michael Jackson, có tựa đề "Bad 25" của đạo diễn Spike Lee và phim tài liệu "Enzo Avitabile Music Life" (tạm dịch là Cuộc đời âm nhạc của Enzo Avitabile), tôn vinh giọng ca trữ tình Enzo Avitabile của nhà làm phim Mỹ Jonathan Demme.
Trong 18 phim tranh giải Sử tử Vàng năm nay, bộ phim được đánh giá cao nhất chính là "The Master" (tạm dịch là Người thầy) của đạo diễn Paul Thomas Anderson với diễn xuất của nam diễn viên Philip Seymour Hoffman. Phim nói về sự sùng bái một dòng tôn giáo, trong đó có nhiều chi tiết tương đồng với đạo Scientology (đạo khoa học giáo mà tài tử Tom Cruise là một tín đồ và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ hôn nhân của nam tài tử này).
Đạo diễn Anderson cho biết, vai nam chính do Hoffman thủ vai, được lấy cảm hứng từ Ron Hubbard, người sáng lập ra đạo Scientology.
Ngoài ra, phim mới "To The Wonder" (tạm dịch là Tới miền thần tiên) của đạo diễn Mỹ Terrence Malick cũng thu hút sự mong đợi của đông đảo khán giả. Bắt đầu làm phim từ năm 1969, "To The Wonder" là bộ phim thứ bảy trong sự nghiệp của đạo diễn này.
Ngoài vòng tranh giải, công chúng sẽ có dịp được thưởng thức bộ phim kinh dị "The company you keep" của Redford, trong đó đạo diễn đồng thời đóng vai một cựu binh Mỹ thuộc cánh tả, bị truy đuổi bởi một phóng viên trẻ do Shia LaBoeuf thủ vai.
Theo các chuyên gia nghệ thuật, các chủ đề nóng bỏng như sex và tôn giáo được thể hiện đậm nét nhất trong Liên hoan phim này. Bộ phim kinh dị "Passion" (Niềm đam mê) của Brian De Palma đề cập trực tiếp tới vấn đề nhạy cảm này.
Vị trí nổi bật của các đạo diễn nữ làm nên nét mới đặc sắc trong liên hoan phim lần này.
Trong số 52 phim được trình chiếu tại Liên hoan phim Venice năm nay, có 21 tác phẩm của các đạo diễn nữ, trong số đó có Djamila Sahraoui, người Algeria, Jazmin Lopez của Argentina và Rama Burshtein, người Mỹ.
Ông Alberto Barbera, Giám đốc Liên hoan phim Venice, khẳng định: “Đây có thể là dấu hiệu cho thấy thế giới điện ảnh đang thực sự thay đổi. Sự thành kiến về giới tính đang bị lu mờ dần.”
Liên hoan phim Venice đầu tiên được tổ chức vào năm 1932 tại Khách sạn Excelsior sang trọng - nơi giới thiệu tác phẩm của một số đạo diễn nổi tiếng thời đó như Frank Capra và Howard Hawks.
Ban giám khảo Liên hoan phim 2012 gồm có nhà sản xuất người Mỹ kiêm Chủ tịch Liên hoan phim Michael Mann, đạo diễn Hong Kong Trần Khả Tân, nữ diễn viên Anh Samantha Norton và người mẫu Pháp Laetitia Casta.
Giải Sư tử Vàng sẽ được công bố vào ngày bế mạc Liên hoan phim 8/9 tới./.
Thạch Thảo (Vietnam+)