Dù chỉ xuất hiện trên những bức ảnh trong triển lãm mang tên “Những đại diện cuối cùng của voi nhà Tây Nguyên” diễn ra vào sáng ngày 30/9, tại Hà Nội nhưng những con voi nhà ở Tây Nguyên đã giúp công chúng Thủ đô có dịp hiểu hơn về loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng này.
Triển lãm ảnh do Tạp chí Xưa và Nay phối hợp với Thư viện Quốc gia Việt Nam, EnterVietnam group, Chương trình “Hành trình Việt Nam xanh” tổ chức.
Với 51 bức ảnh khổ lớn về 51 con voi trong số 52 con voi nhà còn lại ở Đắk Lắk như: voi Bặc Khăm, voi Bắc Lanh, voi Bắc On, voi Bun Nang… do một nhóm người EnterVietnam group khảo sát và ghi lại, triển lãm như một lời giới thiệu để người dân Thủ đô và du khách làm quen, góp phần chuyển tải thông điệp kêu gọi sự quan tâm hơn nữa của cộng đồng với loài voi nhà.
Cũng trong buổi khai mạc còn có cuộc tọa đàm “Làm sao để bảo tồn loài voi ở Việt Nam khỏi nguy cơ tuyệt chủng.”
Phát biểu trong tọa đàm, Giáo sư sử học Dương Trung Quốc cho biết, hiện nay, trên thế giới chỉ còn hai khu vực nuôi voi là Châu Phi và Châu Á. Với Châu Á cũng chỉ còn ở vùng lãnh thổ của các nước Nam và Đông Nam Á. Trong đó, voi ở Việt Nam có số lượng thấp nhất trong khu vực.
Việc nuôi voi khó khăn và tốn kém, hiệu quả kinh tế thu được không bằng bán các bộ phận trên cơ thể con voi do tâm thức sai lầm của người dân là sử dụng lông đuôi voi sẽ mang lại may mắn cũng như nhu cầu sử dụng các phần cơ thể khác của chúng. Điều này đã dẫn đến hiện tượng chặt trộm đuôi, giết voi ở Đắk Lắk diễn ra nhiều, làm tăng nguy cơ voi bị tuyệt chủng.
“Các nhà khoa học đều dự báo muộn nhất là hai thập kỷ nữa sẽ hết voi,” nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh về thực trạng voi ở Đắk Lắk.
Theo nhà sử học này, ở Việt Nam, con voi không chỉ là động vật quý hiếm mà từ lâu nó còn gắn bó với đời sống của người Việt và là một phần của lịch sử. Nhắc tới cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Quang Trung… người ta thường nghĩ đến hình ảnh con voi. Hình ảnh voi còn được tạc trên trống đồng của người Việt Nam.
Do đó, ông Dương Trung quốc cho rằng, nếu không bảo vệ được loài voi thì không chỉ là nguy cơ xấu cho môi trường mà còn là nguy cơ mất đi văn hóa phi vật thể về voi của Việt Nam.
Nói về giải pháp cho thực trạng này, ông Nguyễn Văn Xuân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đắk Lắk cho biết, năm 2009, Đắk Lắk có dự án lên tới 60 tỷ đồng cho 5 năm để xây dựng và duy trì khu Trung tâm bảo tồn voi, tạo quần thể rừng 200 ha để thả voi nhằm hỗ trợ cho việc sinh sản của chúng; hỗ trợ kinh phí cho chủ nhân voi trong thời kỳ voi sinh sản đồng thời cử cán bộ đi học ở Thái Lan về kinh nghiệm bảo tồn voi…
E ngại số voi nhà ở Đắk Lắk đều đã già, sẽ khó khăn cho việc sinh sản nên ông Xuân cho biết trung tâm sẽ từng bước đề nghị chính phủ cho phép bắt voi rừng để thuần hóa thành voi nhà, bổ sung cho số voi già hiện nay./.
Triển lãm ảnh do Tạp chí Xưa và Nay phối hợp với Thư viện Quốc gia Việt Nam, EnterVietnam group, Chương trình “Hành trình Việt Nam xanh” tổ chức.
Với 51 bức ảnh khổ lớn về 51 con voi trong số 52 con voi nhà còn lại ở Đắk Lắk như: voi Bặc Khăm, voi Bắc Lanh, voi Bắc On, voi Bun Nang… do một nhóm người EnterVietnam group khảo sát và ghi lại, triển lãm như một lời giới thiệu để người dân Thủ đô và du khách làm quen, góp phần chuyển tải thông điệp kêu gọi sự quan tâm hơn nữa của cộng đồng với loài voi nhà.
Cũng trong buổi khai mạc còn có cuộc tọa đàm “Làm sao để bảo tồn loài voi ở Việt Nam khỏi nguy cơ tuyệt chủng.”
Phát biểu trong tọa đàm, Giáo sư sử học Dương Trung Quốc cho biết, hiện nay, trên thế giới chỉ còn hai khu vực nuôi voi là Châu Phi và Châu Á. Với Châu Á cũng chỉ còn ở vùng lãnh thổ của các nước Nam và Đông Nam Á. Trong đó, voi ở Việt Nam có số lượng thấp nhất trong khu vực.
Việc nuôi voi khó khăn và tốn kém, hiệu quả kinh tế thu được không bằng bán các bộ phận trên cơ thể con voi do tâm thức sai lầm của người dân là sử dụng lông đuôi voi sẽ mang lại may mắn cũng như nhu cầu sử dụng các phần cơ thể khác của chúng. Điều này đã dẫn đến hiện tượng chặt trộm đuôi, giết voi ở Đắk Lắk diễn ra nhiều, làm tăng nguy cơ voi bị tuyệt chủng.
“Các nhà khoa học đều dự báo muộn nhất là hai thập kỷ nữa sẽ hết voi,” nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh về thực trạng voi ở Đắk Lắk.
Theo nhà sử học này, ở Việt Nam, con voi không chỉ là động vật quý hiếm mà từ lâu nó còn gắn bó với đời sống của người Việt và là một phần của lịch sử. Nhắc tới cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Quang Trung… người ta thường nghĩ đến hình ảnh con voi. Hình ảnh voi còn được tạc trên trống đồng của người Việt Nam.
Do đó, ông Dương Trung quốc cho rằng, nếu không bảo vệ được loài voi thì không chỉ là nguy cơ xấu cho môi trường mà còn là nguy cơ mất đi văn hóa phi vật thể về voi của Việt Nam.
Nói về giải pháp cho thực trạng này, ông Nguyễn Văn Xuân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đắk Lắk cho biết, năm 2009, Đắk Lắk có dự án lên tới 60 tỷ đồng cho 5 năm để xây dựng và duy trì khu Trung tâm bảo tồn voi, tạo quần thể rừng 200 ha để thả voi nhằm hỗ trợ cho việc sinh sản của chúng; hỗ trợ kinh phí cho chủ nhân voi trong thời kỳ voi sinh sản đồng thời cử cán bộ đi học ở Thái Lan về kinh nghiệm bảo tồn voi…
E ngại số voi nhà ở Đắk Lắk đều đã già, sẽ khó khăn cho việc sinh sản nên ông Xuân cho biết trung tâm sẽ từng bước đề nghị chính phủ cho phép bắt voi rừng để thuần hóa thành voi nhà, bổ sung cho số voi già hiện nay./.
Thiên Linh (Vietnam+)