Ngày 8/3, tại mương thoát nước đường Nguyên Hồng cạnh Công viên Indira Gandhi, Thành Công, Hà Nội, Tổng công ty cổ phần Sông Hồng đã chính thức tổ chức Lễ khởi công Gói thầu cải tạo kênh mương thoát nước lưu vực sông Tô Lịch, Hoàng Liệt, Lừ, Sét.
Gói thầu cải tạo kênh mương thoát nước lưu vực sông Tô Lịch, Hoàng Liệt, Lừ, Sét là gói thầu số 3 trong toàn bộ Dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường thành phố Hà Nội do Sở Xây dựng Hà Nội làm Chủ đầu tư.
Việc triển khai thực hiện dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường thành phố Hà Nội có nguồn vốn vay ODA từ Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản JBIC và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Đại diện của Chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án Thoát nước Hà Nội và Tổng công ty cổ phần Sông Hồng được lựa chọn là Nhà thầu chính. Gói thầu có trị giá hơn 503 tỷ đồng, thời gian hoàn thành 756 ngày với quy mô trải rộng trên 16 tuyến thuộc các quận nội thành của Hà Nội.
Ông Toshio Nagase Phó trưởng đại diện JICA Việt Nam cho biết, đây là gói thầu lớn nhất trong Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội và có ý nghĩa sức quan trọng đối với công tác thoát nước cũng như cải tạo môi trường và giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo ông Toshio Nagase , thành phố Hà Nội nổi tiếng có nhiều sông, ao, hồ, Tuy nhiên trong quá trình phát triển đất nước, nhiều sông, ao hồ đã bị ô nhiễm và xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân đô thị. Chính vì vậy, kể từ năm 1994 Nhật Bản đã phối hợp với thành phố Hà Nội lập qui hoạch cải tạo hệ thống thoát nước.
Từ 1995, Nhật Bản cũng đã bắt đầu hỗ trợ Việt Nam thực hiện pha 1 của Dự án cải tạo hệ thống thoát nước ở Hà Nội và đã kết thúc vào năm 2005, dự án đã cải thiện được phần nào kênh thoát nước, mô trường, cải thiện giao thông ở Thủ đô Hà Nội.
Từ năm 2006, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục triển khai dự án giai đoạn 2, với tổng mức đầu tư khoảng 370 triệu USD, trong đó vốn vay ODA từ Nhật Bản chiếm hơn 76%, còn lại là vốn đối ứng trong nước.
Mục tiêu dự án là chống úng ngập thành phố trong lưu vực sông Tô Lịch với chu kỳ bảo vệ 10 năm đối với sông và mương thoát nước, ứng với lượng mưa là 310mm/2 ngày, chu kỳ 5 năm đối với hệ thống cống, ứng với lượng mưa 70mm/h.
Ông Đặng Tiên Phong, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sông Hồng cho rằng, Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đang phải chịu những tác động của biến đổi khí hậu, trong đó có việc mưa bão thất thường, gây úng ngập cục bộ ở nhiều địa phươg trong cả nước.
Cuối năm 2009, Hà Nội đã chứng kiến trận mua ngập lịch sử kéo dài 4-5 ngày tại khu vực nội thành, trạm bơm Yên Sở đã vận hành tối đa công suất rong 15 ngày để tiêu thoát nước cho khu vực nội và ngoại thành. Chính vì vậy, việc triển khai nâng cấp trạm bơm Yên Sở, cải tạo hệ thống sông ở khu vực Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong việc chỉnh trang đô thị cũng như trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, ông Phong khẳng định./.
Gói thầu cải tạo kênh mương thoát nước lưu vực sông Tô Lịch, Hoàng Liệt, Lừ, Sét là gói thầu số 3 trong toàn bộ Dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường thành phố Hà Nội do Sở Xây dựng Hà Nội làm Chủ đầu tư.
Việc triển khai thực hiện dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường thành phố Hà Nội có nguồn vốn vay ODA từ Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản JBIC và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Đại diện của Chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án Thoát nước Hà Nội và Tổng công ty cổ phần Sông Hồng được lựa chọn là Nhà thầu chính. Gói thầu có trị giá hơn 503 tỷ đồng, thời gian hoàn thành 756 ngày với quy mô trải rộng trên 16 tuyến thuộc các quận nội thành của Hà Nội.
Ông Toshio Nagase Phó trưởng đại diện JICA Việt Nam cho biết, đây là gói thầu lớn nhất trong Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội và có ý nghĩa sức quan trọng đối với công tác thoát nước cũng như cải tạo môi trường và giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo ông Toshio Nagase , thành phố Hà Nội nổi tiếng có nhiều sông, ao, hồ, Tuy nhiên trong quá trình phát triển đất nước, nhiều sông, ao hồ đã bị ô nhiễm và xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân đô thị. Chính vì vậy, kể từ năm 1994 Nhật Bản đã phối hợp với thành phố Hà Nội lập qui hoạch cải tạo hệ thống thoát nước.
Từ 1995, Nhật Bản cũng đã bắt đầu hỗ trợ Việt Nam thực hiện pha 1 của Dự án cải tạo hệ thống thoát nước ở Hà Nội và đã kết thúc vào năm 2005, dự án đã cải thiện được phần nào kênh thoát nước, mô trường, cải thiện giao thông ở Thủ đô Hà Nội.
Từ năm 2006, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục triển khai dự án giai đoạn 2, với tổng mức đầu tư khoảng 370 triệu USD, trong đó vốn vay ODA từ Nhật Bản chiếm hơn 76%, còn lại là vốn đối ứng trong nước.
Mục tiêu dự án là chống úng ngập thành phố trong lưu vực sông Tô Lịch với chu kỳ bảo vệ 10 năm đối với sông và mương thoát nước, ứng với lượng mưa là 310mm/2 ngày, chu kỳ 5 năm đối với hệ thống cống, ứng với lượng mưa 70mm/h.
Ông Đặng Tiên Phong, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sông Hồng cho rằng, Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đang phải chịu những tác động của biến đổi khí hậu, trong đó có việc mưa bão thất thường, gây úng ngập cục bộ ở nhiều địa phươg trong cả nước.
Cuối năm 2009, Hà Nội đã chứng kiến trận mua ngập lịch sử kéo dài 4-5 ngày tại khu vực nội thành, trạm bơm Yên Sở đã vận hành tối đa công suất rong 15 ngày để tiêu thoát nước cho khu vực nội và ngoại thành. Chính vì vậy, việc triển khai nâng cấp trạm bơm Yên Sở, cải tạo hệ thống sông ở khu vực Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong việc chỉnh trang đô thị cũng như trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, ông Phong khẳng định./.
Ngọc Dung (Vietnam+)