Ngày 24/2, báo VietNamNet kết hợp với Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố bảng xếp hạng Fast500 - Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam 2010.
Đây là năm đầu tiên một bảng xếp hạng vinh danh các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất trên tất cả các ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn hoạt động được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo ban tổ chức, các doanh nghiệp dẫn đầu bảng xếp hạng Fast 500 là Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim, Công ty cổ phần thương mại Sabeco Sông Hậu, Công ty cổ phần Đông Á, Công ty cổ phần Thế giới di động, Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang, Công ty cổ phần Nội thất 190, Công ty Giấy Việt-Pháp, Công ty cổ phần công nghiệp Masan...
Năm 2010, bảng xếp hạng Fast 500 được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu VNR Biz Database với hơn 200.000 doanh nghiệp của Vietnam Report, dữ liệu xây dựng bảng xếp hạng VNR500-Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (2007-2010), dữ liệu V1000-Top 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (2007-2009) và các nguồn dữ liệu khác.
Số liệu được cập nhật trong bốn năm 2006, 2007, 2008, 2009 và thứ hạng doanh nghiệp được sắp xếp dựa trên tiêu chí tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của doanh thu trong giai đoạn 2006-2009.
Qua bảng xếp hạng Fast 500 năm 2010, nhóm nghiên cứu đưa ra một số kết quả như sau: 500 doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2006-2009 đạt 54%, trong đó Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất đạt tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng, 160%; Top 100 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất đạt tốc độ tăng trưởng 112%, và đặc biệt công ty đứng đầu bảng xếp hạng Fast 500 năm 2010 là Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim có tốc độ tăng trưởng 675,3%.
Trong bảng xếp hạng Fast 500 năm 2010, các doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ áp đảo với tỷ lệ 78% vượt xa so với khối các doanh nghiệp nhà nước (chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn 17%).
Các con số này cho thấy tín hiệu tốt khi khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam ngày càng thể hiện rõ vai trò phát triển năng động và đổi mới của mình để có thể trở thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai không xa./.
Đây là năm đầu tiên một bảng xếp hạng vinh danh các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất trên tất cả các ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn hoạt động được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo ban tổ chức, các doanh nghiệp dẫn đầu bảng xếp hạng Fast 500 là Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim, Công ty cổ phần thương mại Sabeco Sông Hậu, Công ty cổ phần Đông Á, Công ty cổ phần Thế giới di động, Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang, Công ty cổ phần Nội thất 190, Công ty Giấy Việt-Pháp, Công ty cổ phần công nghiệp Masan...
Năm 2010, bảng xếp hạng Fast 500 được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu VNR Biz Database với hơn 200.000 doanh nghiệp của Vietnam Report, dữ liệu xây dựng bảng xếp hạng VNR500-Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (2007-2010), dữ liệu V1000-Top 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (2007-2009) và các nguồn dữ liệu khác.
Số liệu được cập nhật trong bốn năm 2006, 2007, 2008, 2009 và thứ hạng doanh nghiệp được sắp xếp dựa trên tiêu chí tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của doanh thu trong giai đoạn 2006-2009.
Qua bảng xếp hạng Fast 500 năm 2010, nhóm nghiên cứu đưa ra một số kết quả như sau: 500 doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2006-2009 đạt 54%, trong đó Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất đạt tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng, 160%; Top 100 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất đạt tốc độ tăng trưởng 112%, và đặc biệt công ty đứng đầu bảng xếp hạng Fast 500 năm 2010 là Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim có tốc độ tăng trưởng 675,3%.
Trong bảng xếp hạng Fast 500 năm 2010, các doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ áp đảo với tỷ lệ 78% vượt xa so với khối các doanh nghiệp nhà nước (chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn 17%).
Các con số này cho thấy tín hiệu tốt khi khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam ngày càng thể hiện rõ vai trò phát triển năng động và đổi mới của mình để có thể trở thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai không xa./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)