Số liệu phân tích gần đây của điều tra đa chỉ số (MICS) do Tổng cục thống kê thực hiện cho thấy có gần 30% phụ nữ đã kết hôn và 50% phụ nữ chưa kết hôn không được đáp ứng các biện pháp tránh thai hiện đại.
Thông tin trên vừa được đưa ra trong buổi họp báo công bố báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới 2012 với chủ đề: “Chủ động lựa chọn, chứ không phải lựa chọn ngẫu nhiên: Kế hoạch hóa gia đình, quyền và sự phát triển của con người” do tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức chiều 15/11, tại Hà Nội.
Phát biểu tại buổi công bố, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến khẳng định: “Đảm bảo tiếp cận kế hoạch hóa gia đình là bảo vệ quyền con người. Vì vậy, cần phải thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu của dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, trong đó tập trung trước hết tới nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất như phụ nữ nghèo, phụ nữ nông thôn, thanh niên, thanh niên chưa kết hôn, người di cư và người dân tộc thiểu số."
Ở Việt Nam, số liệu từ Bộ Y tế và các điều tra dân số khác cho thấy Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ bằng việc lồng ghép kế hoạch hóa gia đình vào dịch vụ y tế phổ thông. Tuy nhiên, một số nhóm dân cư như vị thành niên, thanh niên và người chưa kết hôn, người di cư, người dân tộc thiểu số còn chưa tiếp cận được các dịch vụ và thông tin về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản. Do vậy, số trường hợp mang thai ngoài ý muốn vẫn tăng đáng kể, đặc biệt trong nhóm thanh niên và người chưa kết hôn.
Theo báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới 2012 do Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) công bố ngày hôm nay, nếu các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tự nguyện có sẵn để cung cấp cho tất cả mọi người ở các quốc gia đang phát triển thì sẽ giúp các quốc gia này giảm được khoảng 11,3 tỷ USD mỗi năm cho các chi phí liên quan đến chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Báo cáo tập trung tuyên truyền vào đối tượng nam giới và trẻ em trai, đặc biệt chú trọng hơn tới nhóm chưa kết hôn.
"Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới năm 2012" nêu rõ, ước tính khoảng 222 triệu phụ nữ trên toàn thế giới chưa được tiếp cận các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thông tin và cung ứng có chất lượng, khiến họ phải đối diện với nguy cơ có thai ngoài ý muốn. Ở cả các nước phát triển và đang phát triển, tỷ lệ có thai ngoài ý muốn tương đối cao, đặc biệt trong nhóm trẻ vị thành niên, người nghèo và các nhóm dân tộc thiểu số.
Vì vậy, nếu có thêm 120 triệu phụ nữ được tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thì số trẻ sơ sinh tử vong trong năm đầu tiên của cuộc đời sẽ giảm đi khoảng 3 triệu.
Để đảm bảo quyền tiếp cận kế hoạch hóa gia đình cho tất cả mọi người, Bà Mandeep K. O'Brien, Quyền Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) kêu gọi: "Các chính phủ, tổ chức xã hội, các cơ quan cung cấp dịch vụ y tế và cộng đồng phải đảm bảo tính sẵn có của các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tự nguyện cho tất cả những ai muốn sử dụng, bất cứ khi nào họ muốn sử dụng, đặc biệt là người nghèo và các nhóm dân số dễ bị tổn thương. Các dịch vụ, cung ứng và thông tin kế hoạch hóa gia đình phải có chất lượng cao".
Ông Takeshi Kasai, Trưởng đại diện tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi chính phủ, cộng đồng quốc tế, các tổ chức xã hội và khối tư nhân cùng chung tay để nâng cao tiếp cận phổ cập các dịch vụ sức khỏe tình dục và sinh sản bao gồm kế hoạch hóa gia đình và coi kế hoạch hóa gia đình tự nguyện như là một ưu tiên của chương trình phát triển./.
Thông tin trên vừa được đưa ra trong buổi họp báo công bố báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới 2012 với chủ đề: “Chủ động lựa chọn, chứ không phải lựa chọn ngẫu nhiên: Kế hoạch hóa gia đình, quyền và sự phát triển của con người” do tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức chiều 15/11, tại Hà Nội.
Phát biểu tại buổi công bố, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến khẳng định: “Đảm bảo tiếp cận kế hoạch hóa gia đình là bảo vệ quyền con người. Vì vậy, cần phải thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu của dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, trong đó tập trung trước hết tới nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất như phụ nữ nghèo, phụ nữ nông thôn, thanh niên, thanh niên chưa kết hôn, người di cư và người dân tộc thiểu số."
Ở Việt Nam, số liệu từ Bộ Y tế và các điều tra dân số khác cho thấy Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ bằng việc lồng ghép kế hoạch hóa gia đình vào dịch vụ y tế phổ thông. Tuy nhiên, một số nhóm dân cư như vị thành niên, thanh niên và người chưa kết hôn, người di cư, người dân tộc thiểu số còn chưa tiếp cận được các dịch vụ và thông tin về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản. Do vậy, số trường hợp mang thai ngoài ý muốn vẫn tăng đáng kể, đặc biệt trong nhóm thanh niên và người chưa kết hôn.
Theo báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới 2012 do Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) công bố ngày hôm nay, nếu các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tự nguyện có sẵn để cung cấp cho tất cả mọi người ở các quốc gia đang phát triển thì sẽ giúp các quốc gia này giảm được khoảng 11,3 tỷ USD mỗi năm cho các chi phí liên quan đến chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Báo cáo tập trung tuyên truyền vào đối tượng nam giới và trẻ em trai, đặc biệt chú trọng hơn tới nhóm chưa kết hôn.
"Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới năm 2012" nêu rõ, ước tính khoảng 222 triệu phụ nữ trên toàn thế giới chưa được tiếp cận các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thông tin và cung ứng có chất lượng, khiến họ phải đối diện với nguy cơ có thai ngoài ý muốn. Ở cả các nước phát triển và đang phát triển, tỷ lệ có thai ngoài ý muốn tương đối cao, đặc biệt trong nhóm trẻ vị thành niên, người nghèo và các nhóm dân tộc thiểu số.
Vì vậy, nếu có thêm 120 triệu phụ nữ được tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thì số trẻ sơ sinh tử vong trong năm đầu tiên của cuộc đời sẽ giảm đi khoảng 3 triệu.
Để đảm bảo quyền tiếp cận kế hoạch hóa gia đình cho tất cả mọi người, Bà Mandeep K. O'Brien, Quyền Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) kêu gọi: "Các chính phủ, tổ chức xã hội, các cơ quan cung cấp dịch vụ y tế và cộng đồng phải đảm bảo tính sẵn có của các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tự nguyện cho tất cả những ai muốn sử dụng, bất cứ khi nào họ muốn sử dụng, đặc biệt là người nghèo và các nhóm dân số dễ bị tổn thương. Các dịch vụ, cung ứng và thông tin kế hoạch hóa gia đình phải có chất lượng cao".
Ông Takeshi Kasai, Trưởng đại diện tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi chính phủ, cộng đồng quốc tế, các tổ chức xã hội và khối tư nhân cùng chung tay để nâng cao tiếp cận phổ cập các dịch vụ sức khỏe tình dục và sinh sản bao gồm kế hoạch hóa gia đình và coi kế hoạch hóa gia đình tự nguyện như là một ưu tiên của chương trình phát triển./.
Thùy Giang (Vietnam+)