Thực hiện Công điện số 95/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép, trong thời gian vừa qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) phối hợp với Tổng cục VII (Bộ Công an) đã triển khai kiểm tra, tập trung xử lý triệt để tình trạng xe chở hàng vượt tải trọng cho phép của cầu, đường lưu thông trên các tuyến Quốc lộ và đường địa phương.
Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ, cả nước có khoảng 50 tỉnh, thành phố đã phối hợp triển khai công tác kiểm soát tải trọng xe.
“Đến nay, khoảng 50 địa phương trên cả nước đã có những kết quả báo cáo ban đầu về việc thực hiện việc kiểm tra xe quá tải ‘băm’ đường. Một số địa phương làm tốt như: Hải Phòng, Yên Bái, Nam Định, Hà Nam, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai, Bình Dương và Lâm Đồng,” Tổng cục Đường bộ cho biết.
["Siết" xe quá tải trên các tuyến Quốc lộ trọng điểm]
Sau một thời gian triển khai siết chặt xe quá tải “nuốt” đường ở nhiều địa phương bằng trạm cân lưu động, theo đánh giá của Tổng cục Đường bộ, tại các đoạn, tuyến Quốc lộ có hoạt động kiểm soát tải trọng xe của lực lượng liên ngành thì số xe quá tải đã giảm hẳn và chở đúng tải trọng cho phép.
“Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và buộc phải tự hạ tải, bảo quản hàng hóa và phương tiện đã tạo được sự đồng tình, ủng hộ của các doanh nghiệp vận tải và dư luận xã hội,” Tổng cục Đường bộ nhìn nhận.
Ngoài ra, Tổng cục Đường bộ cũng thẳng thắn đồng tình với việc các doanh nghiệp vận tải, chủ xe, lái xe, chủ hàng chấp hành nghiêm quy định về chở hàng hoá đúng tải trọng là góp phần duy trì tuổi thọ của cầu đường theo thiết kế, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn và êm thuận, đặc biệt giảm một lượng lớn kinh phí chi cho sửa chữa những hư hỏng cầu đường do các xe chở hàng quá tải gây ra.
Trên cơ sở hiệu quả bước đầu của nỗ lực kiểm soát tải trọng xe,Tổng cục Đường bộ đề nghị, với những địa phương chưa triển khai việc kiểm tra tải trọng xe, Sở Giao thông Vận tải cần khẩn trương tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh (thành phố) chỉ đạo xây dựng kế hoạch liên ngành để triển khai thực hiện công tác kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ thuộc địa phương.
Hiện nay, Tổng cục Đường bộ tiếp tục chỉ đạo các Khu Quản lý đường bộ và Thanh tra Tổng cục cùng các Sở Giao thông Vận tải địa phương phối hợp với Công an tỉnh khẩn trương và quyết liệt thực hiện công tác kiểm soát tải trọng xe.
Từ ngày 23/7 tới đây, tại tỉnh Hà Tĩnh, Khu Quản lý đường bộ IV cùng Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Công an tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1564/KHPH về việc “Kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá khổ, quá tải trọng của ôtô vận chuyển hàng hóa trên các Quốc lộ đi qua địa phương.
Theo đó, kế hoạch này thực hiện trên các Quốc lộ 1, 8, 12C và Đường Hồ Chí Minh thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh./.
Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ, cả nước có khoảng 50 tỉnh, thành phố đã phối hợp triển khai công tác kiểm soát tải trọng xe.
“Đến nay, khoảng 50 địa phương trên cả nước đã có những kết quả báo cáo ban đầu về việc thực hiện việc kiểm tra xe quá tải ‘băm’ đường. Một số địa phương làm tốt như: Hải Phòng, Yên Bái, Nam Định, Hà Nam, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai, Bình Dương và Lâm Đồng,” Tổng cục Đường bộ cho biết.
["Siết" xe quá tải trên các tuyến Quốc lộ trọng điểm]
Sau một thời gian triển khai siết chặt xe quá tải “nuốt” đường ở nhiều địa phương bằng trạm cân lưu động, theo đánh giá của Tổng cục Đường bộ, tại các đoạn, tuyến Quốc lộ có hoạt động kiểm soát tải trọng xe của lực lượng liên ngành thì số xe quá tải đã giảm hẳn và chở đúng tải trọng cho phép.
“Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và buộc phải tự hạ tải, bảo quản hàng hóa và phương tiện đã tạo được sự đồng tình, ủng hộ của các doanh nghiệp vận tải và dư luận xã hội,” Tổng cục Đường bộ nhìn nhận.
Ngoài ra, Tổng cục Đường bộ cũng thẳng thắn đồng tình với việc các doanh nghiệp vận tải, chủ xe, lái xe, chủ hàng chấp hành nghiêm quy định về chở hàng hoá đúng tải trọng là góp phần duy trì tuổi thọ của cầu đường theo thiết kế, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn và êm thuận, đặc biệt giảm một lượng lớn kinh phí chi cho sửa chữa những hư hỏng cầu đường do các xe chở hàng quá tải gây ra.
Trên cơ sở hiệu quả bước đầu của nỗ lực kiểm soát tải trọng xe,Tổng cục Đường bộ đề nghị, với những địa phương chưa triển khai việc kiểm tra tải trọng xe, Sở Giao thông Vận tải cần khẩn trương tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh (thành phố) chỉ đạo xây dựng kế hoạch liên ngành để triển khai thực hiện công tác kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ thuộc địa phương.
Hiện nay, Tổng cục Đường bộ tiếp tục chỉ đạo các Khu Quản lý đường bộ và Thanh tra Tổng cục cùng các Sở Giao thông Vận tải địa phương phối hợp với Công an tỉnh khẩn trương và quyết liệt thực hiện công tác kiểm soát tải trọng xe.
Từ ngày 23/7 tới đây, tại tỉnh Hà Tĩnh, Khu Quản lý đường bộ IV cùng Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Công an tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1564/KHPH về việc “Kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá khổ, quá tải trọng của ôtô vận chuyển hàng hóa trên các Quốc lộ đi qua địa phương.
Theo đó, kế hoạch này thực hiện trên các Quốc lộ 1, 8, 12C và Đường Hồ Chí Minh thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh./.
Việt Hùng (Vietnam+)