Mohamed Merah đã bị tiêu diệt, Toulouse nhẹ nhõm, nước Pháp cũng nhẹ nhõm hơn. Nhưng chưa phải là hết, vẫn còn nhiều câu hỏi cần lời giải sau cuộc vây hãm phần tử khủng bố đã gây ra cái chết của 7 người vô tội này.
Yếu kém về năng lực?
"Làm thế nào mà đơn vị tinh nhuệ nhất của cảnh sát không bắt nổi duy nhất một đối tượng?" Đó là câu hỏi mà Christian Prouteau, cha đẻ của Đội can thiệp - Hiến binh quốc gia (GIGN), một đơn vị cạnh tranh của Đội đặc nhiệm - Cảnh sát quốc gia (RAID), đã đặt ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn của báo Ouest France.
Quan chức này khẳng định lẽ ra vấn đề rất đơn giản, "chỉ cần xịt hơi cay vào là đủ. Hắn sẽ không thể trụ đến 5 phút."
Tuy nhiên, thay vì làm như vậy, RAID đã ra sức quẳng lựu đạn vào xung quanh. Kết quả, hành động này đã đẩy đối tượng vào trạng thái tâm lý kích động, khiến hắn tiếp tục "cuộc chiến".
Không có sơ đồ chiến thuật cụ thể?
Theo Christian Prouteau, "chiến dịch này đã được tiến hành một cách tùy tiện, không có sơ đồ chiến thuật cụ thể, và đây rõ ràng là vấn đề! Lẽ ra RAID "đã có thể giăng bẫy như bẫy chuột nhắt, đợi hắn thò đầu ra để tóm cổ."
Chuyên gia chống tội phạm này khẳng định "trong 64 chiếc dịch do GIGN tiến hành dưới quyền chỉ huy của tôi, chưa bao giờ có ai mất mạng."
Đối với Mohamed Merah, một luật sư, cái chết của sát thủ chính là "kết quả lôgích của chiến lược" mà cánh sát đặc nhiệm đã áp dụng. Chiến lược này càng lúc càng khép hắn vào suy nghĩ tự kỷ hoàn toàn... Đã không có ai làm gì khiến hắn hồi tâm để nối lại đối thoại.
Tại sao phải đợi suốt 30 giờ mới tiến hành đột kích?
Theo kiểm sát trưởng Paris François Molins, RAID đã thực hiện quân lệnh "làm tất cả để bắt sống Merah" và "chỉ bắn để phòng vệ chính đáng. Chính vì đã làm tất cả nên chiến dịch đã kéo dài đến như vậy, gây hại cho RAID" với 5 lính đặc nhiệm bị thương. Các chuyên gia của RAID đã mồi nhử đối tượng chấp nhận đối thoại từ thứ tư. Nhưng tối đến, mọi chuyện đã thay đổi.
"Vào lúc 22 giờ 45, hắn nói rằng việc đầu hàng sẽ đi ngược với lời hứa và đức tin của hắn. Hắn nói với các chuyên gia đàm phán của RAID rằng hắn muốn chết theo cách của một kẻ tử vì đạo, với vũ khí trong tay và không chấp nhận phán quyết. Cuộc đột kích cuối cùng diễn ra lúc 10 giờ 30. Mohamed Merah bị bắn hạ sau một tiếng đồng hồ," François Molins kể lại.
Tuy nhiên, nghị sỹ Jean-Jacques Urvoas, chuyên gia về an ninh của Đảng Xã hội, vẫn cứ khơi mào một cuộc luận chiến tại Pháp khi chỉ trích Đội đặc nhiệm là "cỗ máy thụt lùi" và đưa ra kết luận: "Như vậy trong suốt hơn 30 tiếng đồng hồ, RAID đã không đủ khả năng tìm kiếm cá thể duy nhất trong một căn hộ."
Tại sao không thể đột nhập trong lần đầu tiên?
Thứ tư, ngày 21/3, vào lúc 3 giờ, các cảnh sát đặc nhiệm đã định đột nhập vào căn hộ của Merah nhưng thất bại do đối tượng liên tục nổ súng qua cửa. Kết quả, hai cảnh sát đã bị thương. Theo một chuyên gia giấu tên, cảnh sát đã cố gắng mở cửa bằng thiết bị chuyên dụng thay vì sử dụng thuốc nổ.
Có thể họ sợ làm vậy sẽ kích hoạt các khối thuốc nổ mà Merah rất có thể đã bố trí trong nhà. Theo nhận định của Jean-Dominique Merchet, phóng viên chuyên về lĩnh vực quốc phòng của tạp chí Marianne, "quyết định trên đã tạo điều kiện về thời gian cho Merah nổ súng và đẩy lùi nỗ lực đột nhập của cảnh sát. Có thể RAID đã không làm chủ được, hoặc gần như vậy, kỹ thuật liên quan đến chất nổ.
Chắc chắn đã có sự đánh giá cho rằng kỹ thuật đó quá quân sự, chỉ có hiến binh hoặc lính commando mới thạo."
Mohamed Merah bị hạ gục như thế nào?
Tối thứ tư ngày 21/3, vào lúc 23 giờ 30, RAID đã ném lựu đạn nhằm phá 3 cửa số căn hộ nhìn ra phố. Đáp lại là hai phát súng. Sau đó, không còn dấu hiệu của sự sống trong căn hộ cho tới khi diễn ra cuộc đột kích cuối cùng vào ngày hôm sau. Theo kiểm sát trưởng Paris Molins, sáng thứ năm, RAID đã mở được cửa của căn hộ. Merah xả hàng tràng tiểu liên nhằm về phía lực lượng tấn công.
Cuộc đáp trả của RAID diễn ra ào ạt và kéo dài: trong cơn bão đạn kéo dài 5 phút, có khoảng 300 vỏ đạn rơi khỏi các nòng súng. Merah cầm cự bằng áo giáp chống đạn nhưng cuối cùng vẫn dính một phát đạn vào đầu. Một phát đạn kết liễu thay vì "vô hiệu hóa," chẳng hạn vào đầu gối./.
Yếu kém về năng lực?
"Làm thế nào mà đơn vị tinh nhuệ nhất của cảnh sát không bắt nổi duy nhất một đối tượng?" Đó là câu hỏi mà Christian Prouteau, cha đẻ của Đội can thiệp - Hiến binh quốc gia (GIGN), một đơn vị cạnh tranh của Đội đặc nhiệm - Cảnh sát quốc gia (RAID), đã đặt ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn của báo Ouest France.
Quan chức này khẳng định lẽ ra vấn đề rất đơn giản, "chỉ cần xịt hơi cay vào là đủ. Hắn sẽ không thể trụ đến 5 phút."
Tuy nhiên, thay vì làm như vậy, RAID đã ra sức quẳng lựu đạn vào xung quanh. Kết quả, hành động này đã đẩy đối tượng vào trạng thái tâm lý kích động, khiến hắn tiếp tục "cuộc chiến".
Không có sơ đồ chiến thuật cụ thể?
Theo Christian Prouteau, "chiến dịch này đã được tiến hành một cách tùy tiện, không có sơ đồ chiến thuật cụ thể, và đây rõ ràng là vấn đề! Lẽ ra RAID "đã có thể giăng bẫy như bẫy chuột nhắt, đợi hắn thò đầu ra để tóm cổ."
Chuyên gia chống tội phạm này khẳng định "trong 64 chiếc dịch do GIGN tiến hành dưới quyền chỉ huy của tôi, chưa bao giờ có ai mất mạng."
Đối với Mohamed Merah, một luật sư, cái chết của sát thủ chính là "kết quả lôgích của chiến lược" mà cánh sát đặc nhiệm đã áp dụng. Chiến lược này càng lúc càng khép hắn vào suy nghĩ tự kỷ hoàn toàn... Đã không có ai làm gì khiến hắn hồi tâm để nối lại đối thoại.
Tại sao phải đợi suốt 30 giờ mới tiến hành đột kích?
Theo kiểm sát trưởng Paris François Molins, RAID đã thực hiện quân lệnh "làm tất cả để bắt sống Merah" và "chỉ bắn để phòng vệ chính đáng. Chính vì đã làm tất cả nên chiến dịch đã kéo dài đến như vậy, gây hại cho RAID" với 5 lính đặc nhiệm bị thương. Các chuyên gia của RAID đã mồi nhử đối tượng chấp nhận đối thoại từ thứ tư. Nhưng tối đến, mọi chuyện đã thay đổi.
"Vào lúc 22 giờ 45, hắn nói rằng việc đầu hàng sẽ đi ngược với lời hứa và đức tin của hắn. Hắn nói với các chuyên gia đàm phán của RAID rằng hắn muốn chết theo cách của một kẻ tử vì đạo, với vũ khí trong tay và không chấp nhận phán quyết. Cuộc đột kích cuối cùng diễn ra lúc 10 giờ 30. Mohamed Merah bị bắn hạ sau một tiếng đồng hồ," François Molins kể lại.
Tuy nhiên, nghị sỹ Jean-Jacques Urvoas, chuyên gia về an ninh của Đảng Xã hội, vẫn cứ khơi mào một cuộc luận chiến tại Pháp khi chỉ trích Đội đặc nhiệm là "cỗ máy thụt lùi" và đưa ra kết luận: "Như vậy trong suốt hơn 30 tiếng đồng hồ, RAID đã không đủ khả năng tìm kiếm cá thể duy nhất trong một căn hộ."
Tại sao không thể đột nhập trong lần đầu tiên?
Thứ tư, ngày 21/3, vào lúc 3 giờ, các cảnh sát đặc nhiệm đã định đột nhập vào căn hộ của Merah nhưng thất bại do đối tượng liên tục nổ súng qua cửa. Kết quả, hai cảnh sát đã bị thương. Theo một chuyên gia giấu tên, cảnh sát đã cố gắng mở cửa bằng thiết bị chuyên dụng thay vì sử dụng thuốc nổ.
Có thể họ sợ làm vậy sẽ kích hoạt các khối thuốc nổ mà Merah rất có thể đã bố trí trong nhà. Theo nhận định của Jean-Dominique Merchet, phóng viên chuyên về lĩnh vực quốc phòng của tạp chí Marianne, "quyết định trên đã tạo điều kiện về thời gian cho Merah nổ súng và đẩy lùi nỗ lực đột nhập của cảnh sát. Có thể RAID đã không làm chủ được, hoặc gần như vậy, kỹ thuật liên quan đến chất nổ.
Chắc chắn đã có sự đánh giá cho rằng kỹ thuật đó quá quân sự, chỉ có hiến binh hoặc lính commando mới thạo."
Mohamed Merah bị hạ gục như thế nào?
Tối thứ tư ngày 21/3, vào lúc 23 giờ 30, RAID đã ném lựu đạn nhằm phá 3 cửa số căn hộ nhìn ra phố. Đáp lại là hai phát súng. Sau đó, không còn dấu hiệu của sự sống trong căn hộ cho tới khi diễn ra cuộc đột kích cuối cùng vào ngày hôm sau. Theo kiểm sát trưởng Paris Molins, sáng thứ năm, RAID đã mở được cửa của căn hộ. Merah xả hàng tràng tiểu liên nhằm về phía lực lượng tấn công.
Cuộc đáp trả của RAID diễn ra ào ạt và kéo dài: trong cơn bão đạn kéo dài 5 phút, có khoảng 300 vỏ đạn rơi khỏi các nòng súng. Merah cầm cự bằng áo giáp chống đạn nhưng cuối cùng vẫn dính một phát đạn vào đầu. Một phát đạn kết liễu thay vì "vô hiệu hóa," chẳng hạn vào đầu gối./.
Nguyễn Tuyên/Paris (Vietnam+)