47 năm thống nhất đất nước: Dấu mốc huy hoàng và sức mạnh quân dân

Dấu mốc huy hoàng in vào lịch sử dân tộc đã 47 năm nhưng những giá trị vĩ đại, những nhân tố nổi bật góp phần quyết định đưa tới Ngày toàn thắng 30/4/1975 vẫn tiếp tục phát huy giá trị.
47 năm thống nhất đất nước: Dấu mốc huy hoàng và sức mạnh quân dân ảnh 1Xe tăng của Lữ đoàn tăng-thiết giáp 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào Dinh Độc Lập, trưa 30/4/1975. (Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN)

Hôm nay (30/4), đất nước đón mừng kỷ niệm ngày non sông Thống nhất. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã chấm dứt 21 năm chiến tranh, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, giang sơn thu về một mối và đất nước bước vào kỷ nguyên mới: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Dấu mốc huy hoàng in vào lịch sử dân tộc đã 47 năm nhưng những giá trị vĩ đại, những nhân tố nổi bật góp phần quyết định đưa tới Ngày toàn thắng 30/4/1975 vẫn tiếp tục phát huy giá trị. Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc với mối quan hệ “Quân với dân như cá với nước” chính là một trong những nhân tố, giá trị đó. Và sự gắn bó keo sơn ấy đang tiếp tục là nguồn sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam là một cuộc chiến tranh chính nghĩa đã thu hút được sự tham gia của đông đảo mọi tầng lớp, mọi giới, mọi thành phần dân tộc với một quyết tâm sắt đá không gì lay chuyển nổi: "Không có gì quý hơn độc lập tự do."

Trong cuộc chiến đó, sự gắn bó máu thịt giữa quân với dân- nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc, được Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh khơi dậy, không ngừng vun đắp, tạo thành một sức mạnh tổng hợp to lớn để chống lại một đội quân xâm lược nhà nghề có tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật và quân sự vượt trội.

Ở miền Bắc, các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, chi viện sức người, vũ khí, trang bị kỹ thuật cho chiến trường miền Nam với tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược,” “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người,” “Thanh niên ba sẵn sàng,” “Phụ nữ ba đảm đang”... Trên chiến trường miền Nam, mặc dù ngụy quân, ngụy quyền và đế quốc Mỹ dùng mọi thủ đoạn chia rẽ nhân dân với bộ đội, du kích nhưng mối quan hệ đoàn kết quân dân luôn được củng cố, ngày càng gắn bó. Hàng nghìn, hàng vạn người mẹ, người chị không quản ngại gian khổ, hiểm nguy, sẵn sàng hy sinh tính mạng để nuôi giấu bộ đội.

[47 năm thống nhất đất nước - Hòa hợp, hòa giải và lợi ích dân tộc]

Một trong những hình ảnh sáng ngời về tình đoàn kết quân dân chính là xã Dương Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - nơi có nhiều đơn vị đóng quân, hành quân đi qua. Thời điểm cao nhất, toàn xã có khoảng 2.000 cán bộ, chiến sỹ đóng quân. Ngày đó, ở địa phương này, nhà nhà đều nuôi quân. Nhà nuôi nhiều nhất có gần 10 người, nhà nuôi ít cũng phải hai người. Có nhiều hộ nhường nơi ăn ở cho bộ đội, nhất là lực lượng chiến đấu từ chiến trường miền Nam trở ra. Nhiều chiến sỹ bị sốt nặng, được các mẹ, các chị thăm hỏi, chăm lo như con em trong nhà. Tình quân dân gắn bó, keo sơn như anh em ruột thịt!

Phát hiện điều này, giặc Mỹ đã huy động máy bay bắn phá ác liệt. Không chịu khuất phục, quân và dân nơi đây đã anh dũng vừa chiến đấu, vừa sản xuất, nuôi quân, chi viện cho chiến trường miền Nam và lập nhiều chiến công xuất sắc. Quân và dân xã Dương Thủy đã vinh dự được Bác Hồ viết thư khen ngợi…

Sống trong lòng nhân dân, được nhân dân che chở, giúp đỡ, nuôi dưỡng, quân đội ta đã phát huy truyền thống “Trung với nước, hiếu với dân.” “Bộ đội Cụ Hồ” đã chiến đấu dũng cảm, ngoan cường với ý chí quyết chiến, quyết thắng, bảo vệ nhân dân trong từng trận chống lấn chiếm, càn quét, đánh bại các chiến dịch quy mô lớn của địch, giữ vững vùng giải phóng để làm nền tảng, cơ sở đưa tới Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với tinh thần quyết chiến và toàn thắng đã giải phóng thành phố Sài Gòn hầu như nguyên vẹn vào 11 giờ 30 phút trưa 30 tháng 4 năm 1975.

Đánh giá thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung, ý nghĩa của Chiến thắng 30/4/1975 nói riêng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (năm 1976) của Đảng đã khẳng định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.”

Non sông hoàn toàn thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên chặng đường không kém phần gian nan đó, cả dân tộc với nền tảng là sự đoàn kết quân dân, vừa băng bó các vết thương chiến tranh vừa phải chiến đấu để bảo vệ, giữ vững từng tấc đất, tấc biển của Tổ quốc. Rồi luồng gió đổi mới năm 1986 đã giúp đất nước dần vượt qua những khó khăn, từng bước vươn lên, dựng xây và phát triển.

47 năm thống nhất đất nước: Dấu mốc huy hoàng và sức mạnh quân dân ảnh 2Sau ngày giải phóng, công nhân nhà máy sản xuất thuốc âu dược Hadzer Sài Gòn đẩy mạnh sản xuất nhiều loại thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho nhân dân (7/1975). (Ảnh: Quang Thành/TTXVN)

Trong bối cảnh đó, Quân đội lại giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo, thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, là lực lượng nòng cốt tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh để nhân dân ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất.

Hình ảnh người “Thầy giáo quân hàm xanh,” “Thầy thuốc quân hàm xanh,” hình ảnh các chiến sỹ Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng đồng hành, sát cánh cùng đồng bào, ngư dân... đã góp phần làm cho nhân dân tin tưởng vào “Bộ đội Cụ Hồ,” tin vào sự lãnh đạo của Đảng, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ Đảng-Dân, quân với dân gắn bó keo sơn. Còn các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa,” “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới hải đảo,” “Xóa một hộ đói, giảm một hộ nghèo,” “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản,” “Bò giống giúp người nghèo biên giới,” “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”... với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả đã khơi dậy truyền thống yêu nước, phát huy tinh thần trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững mạnh.

Đặc biệt, hai năm qua trong cuộc chiến chống “giặc” COVID-19, sự đoàn kết gắn bó máu thịt với nhân dân, vì nhân dân mà chiến đấu và nhân dân là điểm tựa tinh thần, vật chất; là cội nguồn sức mạnh để Quân đội trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù càng thể hiện rõ nét. Những “chiến sỹ áo trắng” đến từ các bệnh viện Quân đội và học viện Quân y thực sự là những chiến binh luôn xung kích trên tuyến đầu, ở những điểm nóng nhất về chống dịch. Bất kể ngày đêm, quên ăn, quên ngủ, họ vào trận đảm nhiệm mọi công việc từ lấy mẫu, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân, đến thiết lập, quản lý và phục vụ trong các khu cách ly; đảm bảo công tác vệ sinh khử trùng, khử khuẩn tại các điểm nóng về dịch bệnh...

Những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ; những khuôn mặt hằn sâu vết khẩu trang và thiết bị bảo hộ; những thân hình trong bộ đồ chống dịch ướt đẫm mồ hôi bởi cái nắng nóng 39-40 độ C; những bước chân loạng choạng, ngất xỉu vì kiệt sức… chính là hiện thân của tinh thần xả thân, tận tâm, tận tụy, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, hy sinh bản thân vì nhiệm vụ kiềm chế, ngăn chặn đại dịch, bảo vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân, của cán bộ, chiến sĩ các đơn vị quân đội, đặc biệt là các “chiến sỹ áo trắng.”

Thêm một lần nữa truyền thống, sức mạnh của tinh thần đoàn kết quân dân đã được khẳng định và phát huy. Và những thành công của Việt Nam trong phòng, chống đại dịch COVID-19 chính là sản phẩm kết tinh sức mạnh đoàn kết quân-dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.

47 năm non sông một dải. Từ Lũng Cú, Hà Giang - chóp nón cực Bắc, qua Hiền Lương, Quảng Trị - khúc ruột miền Trung đến Cà Mau - điểm cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc, thấy đất nước một dải đỏ cờ bay. Tự hào trước dấu mốc huy hoàng in vào lịch sử dân tộc, càng cảm nhận và thấy rõ hơn nguồn sức mạnh to lớn đại đoàn kết toàn dân với nền tảng là mối quan hệ gắn bó máu thịt quân-dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nguồn sức mạnh ấy, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Một dân tộc luôn biết cách phát huy sức mạnh đại đoàn kết như thế, chắc chắn dân tộc ấy sẽ bách chiến, bách thắng!”./.

Nhân dân Sài Gòn vui tết đại thắng. (Nguồn: TTXVN)
Nhân dân Sài Gòn vui tết đại thắng. (Nguồn: TTXVN)
Sau ngày giải phóng, để đảm bảo sức khỏe cho nhân dân các đoàn y tế của thành phố và các quận của Sài Gòn về tận phường, khóm khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho nhân dân (7/1975). (Ảnh: Đinh Quang Thành/TTXVN)
Sau ngày giải phóng, để đảm bảo sức khỏe cho nhân dân các đoàn y tế của thành phố và các quận của Sài Gòn về tận phường, khóm khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho nhân dân (7/1975). (Ảnh: Đinh Quang Thành/TTXVN)
Sau ngày giải phóng, công nhân nhà máy sản xuất thuốc âu dược Hadzer Sài Gòn đẩy mạnh sản xuất nhiều loại thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho nhân dân (7/1975). (Ảnh: Quang Thành/TTXVN)
Sau ngày giải phóng, công nhân nhà máy sản xuất thuốc âu dược Hadzer Sài Gòn đẩy mạnh sản xuất nhiều loại thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho nhân dân (7/1975). (Ảnh: Quang Thành/TTXVN)
Sau ngày giải phóng, Hội Liên hiệp Thanh niên, Sinh viên Sài Gòn-Gia Định tổ chức chiến dịch bài trừ văn hóa đồ trụy phản động, xây dựng nền văn hóa lành mạnh (7/1975). (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Sau ngày giải phóng, Hội Liên hiệp Thanh niên, Sinh viên Sài Gòn-Gia Định tổ chức chiến dịch bài trừ văn hóa đồ trụy phản động, xây dựng nền văn hóa lành mạnh (7/1975). (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Sau ngày giải phóng, Hội Liên hiệp Thanh niên, Sinh viên Sài Gòn-Gia Định tổ chức chiến dịch bài trừ văn hóa đồ trụy phản động, xây dựng nền văn hóa lành mạnh (7/1975). (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Sau ngày giải phóng, Hội Liên hiệp Thanh niên, Sinh viên Sài Gòn-Gia Định tổ chức chiến dịch bài trừ văn hóa đồ trụy phản động, xây dựng nền văn hóa lành mạnh (7/1975). (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Kỷ niệm 85 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội thanh niên tuyên truyền xung phong của thành phố Sài Gòn xuống đường làm vệ sinh đường phố (19/5/1975). (Nguồn: TTXVN)
Kỷ niệm 85 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội thanh niên tuyên truyền xung phong của thành phố Sài Gòn xuống đường làm vệ sinh đường phố (19/5/1975). (Nguồn: TTXVN)
Thanh niên Quận 3, thành phố Sài Gòn míttinh Kỷ niệm 85 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1975). (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Thanh niên Quận 3, thành phố Sài Gòn míttinh Kỷ niệm 85 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1975). (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Thanh thiếu niên Sài Gòn làm vệ sinh đường phố sau ngày giải phóng (1975). (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Thanh thiếu niên Sài Gòn làm vệ sinh đường phố sau ngày giải phóng (1975). (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Công nhân nhà máy Sicovina (Thủ Đức, Sài Gòn) đã đấu tranh bảo vệ máy móc không cho quân ngụy và chủ tháo gỡ đi. Sau ngày giải phóng, công nhân đã trở lại làm việc (1975). (Ảnh: Quang Khanh/TTXVN)
Công nhân nhà máy Sicovina (Thủ Đức, Sài Gòn) đã đấu tranh bảo vệ máy móc không cho quân ngụy và chủ tháo gỡ đi. Sau ngày giải phóng, công nhân đã trở lại làm việc (1975). (Ảnh: Quang Khanh/TTXVN)
Các chiến sỹ giải phóng gặp gỡ nhân dân Sài Gòn trong ngày giải phóng 30/4/1975. (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Các chiến sỹ giải phóng gặp gỡ nhân dân Sài Gòn trong ngày giải phóng 30/4/1975. (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Sau ngày giải phóng, công nhân nhà máy điện Chợ Quán (Sài Gòn) trở lại làm việc để cung cấp điện cho sản xuất và đời sống nhân dân thành phố (1975). (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Sau ngày giải phóng, công nhân nhà máy điện Chợ Quán (Sài Gòn) trở lại làm việc để cung cấp điện cho sản xuất và đời sống nhân dân thành phố (1975). (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Sau khi đánh chiếm đài phát thanh Sài Gòn, nhân viên, cán bộ kỹ thuật của đài đã trở lại làm việc bình thường, thông báo tin chiến thắng và tin tức hoạt động của thành phố (1975). (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Sau khi đánh chiếm đài phát thanh Sài Gòn, nhân viên, cán bộ kỹ thuật của đài đã trở lại làm việc bình thường, thông báo tin chiến thắng và tin tức hoạt động của thành phố (1975). (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Sau ngày giải phóng, Tự vệ Sài Gòn thu dọn vũ khí của quân ngụy bỏ lại khi thua chạy (1975). (Ảnh: Đinh Quang Thành/TTXVN)
Sau ngày giải phóng, Tự vệ Sài Gòn thu dọn vũ khí của quân ngụy bỏ lại khi thua chạy (1975). (Ảnh: Đinh Quang Thành/TTXVN)
Học sinh, sinh viên Sài Gòn tham gia míttinh mừng Ủy ban Quân quản thành phố ra mắt, ngày 7/5/1975. (Ảnh: TTXVN)
Học sinh, sinh viên Sài Gòn tham gia míttinh mừng Ủy ban Quân quản thành phố ra mắt, ngày 7/5/1975. (Ảnh: TTXVN)
Nhân dân thành phố Sài Gòn míttinh chào mừng Ủy ban Quân quản thành phố ra mắt, ngày 7/5/1975. (Ảnh: Minh Lộc/TTXVN)
Nhân dân thành phố Sài Gòn míttinh chào mừng Ủy ban Quân quản thành phố ra mắt, ngày 7/5/1975. (Ảnh: Minh Lộc/TTXVN)
Sáng 15/5/1975, hàng triệu nhân dân Sài Gòn-Gia Định đổ về quảng trường trước trụ sở Ủy ban quân quản thành phố để dự lễ mừng chiến thắng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng nhiều lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham dự buổi lễ. (Nguồn: TTXVN)
Sáng 15/5/1975, hàng triệu nhân dân Sài Gòn-Gia Định đổ về quảng trường trước trụ sở Ủy ban quân quản thành phố để dự lễ mừng chiến thắng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng nhiều lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham dự buổi lễ. (Nguồn: TTXVN)
Sáng 13/5/1975, các lãnh đạo Trung ương Cục và quân, dân miền Nam ra sân bay Tân Sơn Nhất đón Chủ tịch Tôn Đức Thắng dẫn đầu Đoàn đại biểu BCHTƯ Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào dự Lễ mừng chiến thắng tại thành phố Sài Gòn. Trong ảnh: Đồng chí Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng bộ miền Nam đón Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Sáng 13/5/1975, các lãnh đạo Trung ương Cục và quân, dân miền Nam ra sân bay Tân Sơn Nhất đón Chủ tịch Tôn Đức Thắng dẫn đầu Đoàn đại biểu BCHTƯ Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào dự Lễ mừng chiến thắng tại thành phố Sài Gòn. Trong ảnh: Đồng chí Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng bộ miền Nam đón Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Chiến sỹ giải phóng quân kể chuyện chiến đấu cho sinh viên, thanh niên Sài Gòn (1975). (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Chiến sỹ giải phóng quân kể chuyện chiến đấu cho sinh viên, thanh niên Sài Gòn (1975). (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Nam, nữ thanh niên Sài Gòn chào đón các chiến sỹ tự vệ vào giải phóng thành phố, ngày 30/4/1975. (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Nam, nữ thanh niên Sài Gòn chào đón các chiến sỹ tự vệ vào giải phóng thành phố, ngày 30/4/1975. (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Nhân dân xóm Chiếu (Sài Gòn) chào đón quân giải phóng, ngày 30/4/1975. (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Nhân dân xóm Chiếu (Sài Gòn) chào đón quân giải phóng, ngày 30/4/1975. (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Máy bay lên thẳng của địch bị bắn gãy cánh, rơi xuống đường phố Sài Gòn (1975). (Ảnh: Đinh Quang Thành/TTXVN)
Máy bay lên thẳng của địch bị bắn gãy cánh, rơi xuống đường phố Sài Gòn (1975). (Ảnh: Đinh Quang Thành/TTXVN)
Tổng thống Dương Văn Minh đại diện nội các ngụy quyền cảm ơn cách mạng sau khi tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, kết thúc chiến tranh Việt Nam, 30/4/1975. (Nguồn: TTXVN)
Tổng thống Dương Văn Minh đại diện nội các ngụy quyền cảm ơn cách mạng sau khi tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, kết thúc chiến tranh Việt Nam, 30/4/1975. (Nguồn: TTXVN)
Tổng thống Ngụy Dương Văn Minh cùng nội các tới Đài Phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, kết thúc chiến tranh Việt Nam, 30/4/1975. (Nguồn: TTXVN)
Tổng thống Ngụy Dương Văn Minh cùng nội các tới Đài Phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, kết thúc chiến tranh Việt Nam, 30/4/1975. (Nguồn: TTXVN)
Quân giải phóng làm chủ Cảng Bạch Đằng thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy. (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Quân giải phóng làm chủ Cảng Bạch Đằng thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy. (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Nhân dân Sài Gòn đổ ra đường đón chào quân giải phóng chiếm phủ Tổng thống ngụy, trưa 30/4/1975. (Ảnh: Lâm Hồng/TTXVN)
Nhân dân Sài Gòn đổ ra đường đón chào quân giải phóng chiếm phủ Tổng thống ngụy, trưa 30/4/1975. (Ảnh: Lâm Hồng/TTXVN)
Quân giải phóng cắm cờ chiến thắng trên nóc Bộ Quốc phòng quân ngụy Sài Gòn, ngày 30/4/1975. (Ảnh: Hoàng Thiểm-Vũ Tạo/TTXVN)
Quân giải phóng cắm cờ chiến thắng trên nóc Bộ Quốc phòng quân ngụy Sài Gòn, ngày 30/4/1975. (Ảnh: Hoàng Thiểm-Vũ Tạo/TTXVN)
Xe tăng của Lữ đoàn tăng-thiết giáp 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào Dinh Độc Lập, trưa 30/4/1975. (Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN)
Xe tăng của Lữ đoàn tăng-thiết giáp 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào Dinh Độc Lập, trưa 30/4/1975. (Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN)
Cờ giải phóng tung bay trên sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30/4/1975. (Ảnh: Quang Thành/TTXVN)
Cờ giải phóng tung bay trên sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30/4/1975. (Ảnh: Quang Thành/TTXVN)
Xe tăng quân giải phóng băng qua cánh cổng sắt tiến vào Dinh Độc Lập, ngày 30/4/1975. (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Xe tăng quân giải phóng băng qua cánh cổng sắt tiến vào Dinh Độc Lập, ngày 30/4/1975. (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Bộ đội hành quân vào giải phóng Sài Gòn. (Nguồn: TTXVN)
Bộ đội hành quân vào giải phóng Sài Gòn. (Nguồn: TTXVN)
Quân ủy Trung ương họp bàn công tác chiến đấu và xây dựng lực lượng vũ trang. (Nguồn: TTXVN)
Quân ủy Trung ương họp bàn công tác chiến đấu và xây dựng lực lượng vũ trang. (Nguồn: TTXVN)
Quân ủy Trung ương theo dõi diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào Sài Gòn. (Nguồn: TTXVN)
Quân ủy Trung ương theo dõi diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào Sài Gòn. (Nguồn: TTXVN)
Chợ Bến Thành sau ngày giải phóng trở lại đông vui, hoạt động buôn bán tấp nập. (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Chợ Bến Thành sau ngày giải phóng trở lại đông vui, hoạt động buôn bán tấp nập. (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục