Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa huyện Xín Mần, 47 học sinh phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm sức khỏe bình phục và đã được xuất viện sáng 22/9.
Trước đó, chiều 20/9, sau khi ăn bữa cơm tối ở trường, 47 học sinh (trong đó: 18 học sinh trường Tiểu học thị trấn Cốc Pài và 29 học sinh trường THCS bán trú xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần) có triệu chứng như: Buồn nôn, đau đầu, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt... nghi bị ngộ độc thực phẩm. Các thầy, cô giáo của 2 trường đã đưa 47 học sinh vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Xín Mần.
Bác sĩ Sin Đức Văn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Xín Mần cho biết: Ngay sau khi 47 cháu học sinh nhập viện, Bệnh viện Đa khoa huyện Xín Mần đã chuẩn bị tốt nhân lực, phương tiện và khẩn trương tổ chức cấp cứu các học sinh bị ngộ độc. Do được cấp cứu kịp thời, sức khỏe các cháu đã dần bình phục.
Theo ông Nguyễn Văn Trân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm tỉnh Hà Giang, ngay sau khi nhận được thông tin, Chi cục đã khẩn trương tới huyện Xín Mần, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện Xín Mần khẩn trương điều tra xác định rõ nguyên nhân ngộ độc; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong các trường tiểu học, trung học cơ sở bán trú dân nuôi. Mẫu bệnh phẩm đã đưa về Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Hà Giang xét nghiệm.
Như vậy, chỉ trong hai tháng 8 và tháng 9/2013, huyện Xín Mần đã có 69 học sinh bị ngộ độc thực phẩm.
Trước đó như TTXVN đã đưa tin: Chiều 15/8, tại trường Tiểu học bán trú xã Bản Ngò, huyện Xín Mần cũng sau khi ăn bữa cơm tối, 22 em học sinh bị ngộ độc thực phẩm phải đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Xín Mần.
Vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của các cháu học sinh và nhân dân. Các vụ học sinh bị ngộ độc thực phẩm trên đã báo động tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở các trường tiểu học, THCS bán trú ở các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới của Hà Giang. Các ngành chức năng của tỉnh Hà Giang và các huyện cần sớm vào cuộc nhằm giảm thiểu thấp nhất các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra./.
Trước đó, chiều 20/9, sau khi ăn bữa cơm tối ở trường, 47 học sinh (trong đó: 18 học sinh trường Tiểu học thị trấn Cốc Pài và 29 học sinh trường THCS bán trú xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần) có triệu chứng như: Buồn nôn, đau đầu, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt... nghi bị ngộ độc thực phẩm. Các thầy, cô giáo của 2 trường đã đưa 47 học sinh vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Xín Mần.
Bác sĩ Sin Đức Văn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Xín Mần cho biết: Ngay sau khi 47 cháu học sinh nhập viện, Bệnh viện Đa khoa huyện Xín Mần đã chuẩn bị tốt nhân lực, phương tiện và khẩn trương tổ chức cấp cứu các học sinh bị ngộ độc. Do được cấp cứu kịp thời, sức khỏe các cháu đã dần bình phục.
Theo ông Nguyễn Văn Trân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm tỉnh Hà Giang, ngay sau khi nhận được thông tin, Chi cục đã khẩn trương tới huyện Xín Mần, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện Xín Mần khẩn trương điều tra xác định rõ nguyên nhân ngộ độc; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong các trường tiểu học, trung học cơ sở bán trú dân nuôi. Mẫu bệnh phẩm đã đưa về Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Hà Giang xét nghiệm.
Như vậy, chỉ trong hai tháng 8 và tháng 9/2013, huyện Xín Mần đã có 69 học sinh bị ngộ độc thực phẩm.
Trước đó như TTXVN đã đưa tin: Chiều 15/8, tại trường Tiểu học bán trú xã Bản Ngò, huyện Xín Mần cũng sau khi ăn bữa cơm tối, 22 em học sinh bị ngộ độc thực phẩm phải đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Xín Mần.
Vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của các cháu học sinh và nhân dân. Các vụ học sinh bị ngộ độc thực phẩm trên đã báo động tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở các trường tiểu học, THCS bán trú ở các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới của Hà Giang. Các ngành chức năng của tỉnh Hà Giang và các huyện cần sớm vào cuộc nhằm giảm thiểu thấp nhất các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra./.
Minh Tâm (TTXVN)