Ngày 7/7, tại thị trấn Khe Sanh, Ủy ban Nhân dân huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã long trong tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm chiến thắng Khe Sanh, giải phóng huyện Hướng Hóa (9/7/1968-9/7/2013).
Tới dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương và địa phương, mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, các đơn vị quân đội tham gia chiến đấu trên chiến trường Khe Sanh cùng hàng nghìn đồng bào các dân tộc huyện Hướng Hóa.
Bí thư Huyện ủy Hồ Thị Lệ Hà đã đọc diễn văn ôn lại quá trình lịch sử sau 45 năm giải phóng. Cách đây 45 năm, cùng với khí thế tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, bằng chí thông minh và tinh thần dũng cảm, quân và dân các dân tộc trong huyện đã sát cánh cùng các quân đoàn, sư đoàn, binh chủng, các đơn vị chủ lực, đồng loạt tiến công vào các cứ điểm của địch.
Qua 170 ngày đên chiến đấu oanh liệt, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 11.900 tên địch, bắn rơi, bắn cháy 480 máy bay các loại, 120 xe quân sự, thu và phá hỏng hàng trăm khẩu pháo cùng nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh khác.
Chiến dịch Đường 9 Khe Sanh, đã kết thúc thắng lợi. Hướng Hóa, huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Trị và miền Nam hoàn toàn giải phóng. Ngày 9/7/1968 đã ghi vào lịch sử dân tộc một mốc son quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một chiến thắng có tiếng vang lớn trên thế giới.
Sau 45 năm kiến thiết và xây dựng, Hướng Hóa giờ đây đang phấn đấu xây dựng trở thành "huyện miền núi kiểu mẫu." Bộ mặt của Hướng Hóa ngày càng đổi mới. Hiện nay, tổng sản lượng lương thực của huyện đạt 9.697 tấn (tăng 7,6% so với năm 2011), thu nhập bình quân đầu người hơn 16,5 triệu đồng/năm. Huyện đã hình thành các vùng cây, con chuyên canh, các cụm chế biến nông sản như cà phê, cao su, sắn... Hoạt động kinh doanh thương mại-dịch vụ tập trung ở Trung tâm Thương mại Lao Bảo và các chợ dọc Ðường 9, vùng Lìa đã đáp ứng được nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân. Ðời sống nhân dân được cải thiện, các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế và việc thực hiện các chính sách xã hội ở Hướng Hóa được chú trọng.
Ngoài hệ thống cơ sở hạ tầng được Trung ương và tỉnh đầu tư xây dựng như đường giao thông, cầu cống, trường học trên địa bàn, những năm qua, bằng nguồn vốn ngân sách và nhân dân đóng góp, huyện đã xây dựng được hệ thống điện chiếu sáng, đường giao thông về các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, trạm y tế, trường học, khu nội trú cho học sinh, tạo điều kiện cho việc dạy và học của thầy, cô giáo và các em đạt kết quả cao.
Khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, người dân huyện Hướng Hóa đã tập trung trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như càphê, hồ tiêu và cao su, mở rộng diện tích cây ngô lai, sắn, chuối, phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình. Huyện Hướng Hóa cũng đã chú trọng tạo điều kiện cho bà con nông dân xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi. Huyện hiện có hơn 280 trang trại, với tổng thu nhập hơn 15 tỷ đồng/năm, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động./.
Tới dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương và địa phương, mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, các đơn vị quân đội tham gia chiến đấu trên chiến trường Khe Sanh cùng hàng nghìn đồng bào các dân tộc huyện Hướng Hóa.
Bí thư Huyện ủy Hồ Thị Lệ Hà đã đọc diễn văn ôn lại quá trình lịch sử sau 45 năm giải phóng. Cách đây 45 năm, cùng với khí thế tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, bằng chí thông minh và tinh thần dũng cảm, quân và dân các dân tộc trong huyện đã sát cánh cùng các quân đoàn, sư đoàn, binh chủng, các đơn vị chủ lực, đồng loạt tiến công vào các cứ điểm của địch.
Qua 170 ngày đên chiến đấu oanh liệt, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 11.900 tên địch, bắn rơi, bắn cháy 480 máy bay các loại, 120 xe quân sự, thu và phá hỏng hàng trăm khẩu pháo cùng nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh khác.
Chiến dịch Đường 9 Khe Sanh, đã kết thúc thắng lợi. Hướng Hóa, huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Trị và miền Nam hoàn toàn giải phóng. Ngày 9/7/1968 đã ghi vào lịch sử dân tộc một mốc son quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một chiến thắng có tiếng vang lớn trên thế giới.
Sau 45 năm kiến thiết và xây dựng, Hướng Hóa giờ đây đang phấn đấu xây dựng trở thành "huyện miền núi kiểu mẫu." Bộ mặt của Hướng Hóa ngày càng đổi mới. Hiện nay, tổng sản lượng lương thực của huyện đạt 9.697 tấn (tăng 7,6% so với năm 2011), thu nhập bình quân đầu người hơn 16,5 triệu đồng/năm. Huyện đã hình thành các vùng cây, con chuyên canh, các cụm chế biến nông sản như cà phê, cao su, sắn... Hoạt động kinh doanh thương mại-dịch vụ tập trung ở Trung tâm Thương mại Lao Bảo và các chợ dọc Ðường 9, vùng Lìa đã đáp ứng được nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân. Ðời sống nhân dân được cải thiện, các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế và việc thực hiện các chính sách xã hội ở Hướng Hóa được chú trọng.
Ngoài hệ thống cơ sở hạ tầng được Trung ương và tỉnh đầu tư xây dựng như đường giao thông, cầu cống, trường học trên địa bàn, những năm qua, bằng nguồn vốn ngân sách và nhân dân đóng góp, huyện đã xây dựng được hệ thống điện chiếu sáng, đường giao thông về các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, trạm y tế, trường học, khu nội trú cho học sinh, tạo điều kiện cho việc dạy và học của thầy, cô giáo và các em đạt kết quả cao.
Khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, người dân huyện Hướng Hóa đã tập trung trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như càphê, hồ tiêu và cao su, mở rộng diện tích cây ngô lai, sắn, chuối, phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình. Huyện Hướng Hóa cũng đã chú trọng tạo điều kiện cho bà con nông dân xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi. Huyện hiện có hơn 280 trang trại, với tổng thu nhập hơn 15 tỷ đồng/năm, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động./.
Trần Tĩnh (TTXVN)