Nghiên cứu mới của Đại học California, San Francisco (UCSF) cho thấy tình trạng hút thuốc lá thụ động khiến khoảng 42.000 người Mỹ chết mỗi năm, trong đó có gần 900 trẻ nhỏ.
Tính chung, các ca tử vong do hút thuốc lá thụ động hàng năm tương đương mức tổn thọ gần 600.000 năm, trung bình 14,2 năm/người, và gây thiệt hại 6,6 tỷ USD trong sản xuất, tức 158.000 USD/người.
ghiên cứu mới công bố trong tuần qua trên tạp chí y tế American Journal of Public Health của Mỹ cho thấy bất chấp những nỗ lực nhằm hạn chế hút thuốc lá, tình trạng hút thuốc thụ động tiếp tục gây tai hại nghiêm trọng cho người không hút thuốc lá.
"Nói chung, hiện có ít người hút thuốc lá hơn và nhiều người đã thay đổi lối sống, tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi lại cho thấy những tác động hết sức to lớn của việc hút thuốc lá thụ động", nhà nghiên cứu chính, Giáo sư ngành kinh tế y tế tại Trường Điều dưỡng thuộc UCSF nhấn mạnh.
Hút thuốc lá thụ động liên quan đến một số căn bệnh chết người trong đó có các bệnh tim phổi cũng như các tình trạng ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thiếu cân nặng khi sinh và hội trứng suy hô hấp./.
Tính chung, các ca tử vong do hút thuốc lá thụ động hàng năm tương đương mức tổn thọ gần 600.000 năm, trung bình 14,2 năm/người, và gây thiệt hại 6,6 tỷ USD trong sản xuất, tức 158.000 USD/người.
ghiên cứu mới công bố trong tuần qua trên tạp chí y tế American Journal of Public Health của Mỹ cho thấy bất chấp những nỗ lực nhằm hạn chế hút thuốc lá, tình trạng hút thuốc thụ động tiếp tục gây tai hại nghiêm trọng cho người không hút thuốc lá.
"Nói chung, hiện có ít người hút thuốc lá hơn và nhiều người đã thay đổi lối sống, tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi lại cho thấy những tác động hết sức to lớn của việc hút thuốc lá thụ động", nhà nghiên cứu chính, Giáo sư ngành kinh tế y tế tại Trường Điều dưỡng thuộc UCSF nhấn mạnh.
Hút thuốc lá thụ động liên quan đến một số căn bệnh chết người trong đó có các bệnh tim phổi cũng như các tình trạng ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thiếu cân nặng khi sinh và hội trứng suy hô hấp./.
Huy Lê (Vietnam+)