Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 trở thành một trong những trung tâm du lịch hấp dẫn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và năm 2030 là trung tâm du lịch nổi tiếng toàn vùng Nam bộ vừa được phê duyệt với tổng vốn đầu tư khoảng 411 triệu USD từ nguồn ngân sách Nhà nước, vốn vay và các nhà đầu tư…
Theo Quy hoạch, tỉnh thực hiện chương trình phát triển bốn vùng du lịch trọng điểm trên địa bàn như Phú Quốc, Hà Tiên - Kiên Lương, thành phố Rạch Giá và vùng phụ cận, U Minh Thượng gắn với phát triển, khai thác hợp lý sản phẩm du lịch phục vụ du khách.
Bên cạnh việc tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển “ngành công nghiệp không khói” với hệ thống nhà hàng - khách sạn và nhà nghỉ dưỡng cao cấp, sản phẩm du lịch độc đáo; các điểm, khu du lịch thật sự hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, tỉnh còn phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, truyền thống văn hóa, giải quyết việc làm...
Tỉnh cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư sớm triển khai dự án du lịch đã được phê duyệt ở những địa danh vốn đã nổi tiếng như Phú Quốc, Kiên Hải, Hà Tiên, U Minh Thượng...; đồng thời nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nhất là xây dựng loại hình hoặc tour du lịch đặc trưng, vốn là thế mạnh của tỉnh như: du lịch sinh thái biển - đảo; du lịch sinh thái, bảo tồn tự nhiên; du lịch văn hóa dân tộc, tín ngưỡng… Trong đó, đặc biệt phát triển mạnh du lịch đảo Phú Quốc trên cơ sở lợi thế, tiềm năng của hòn đảo ngọc này.
Trên cơ sở đó, đến năm 2020, Kiên Giang dự kiến thu hút 4,7 triệu khách nội địa, 648.000 khách quốc tế và hơn 3,8 triệu lượt khách đến tham quan, vui chơi giải trí ở các điểm, khu du lịch trên địa bàn, với doanh thu 290 triệu USD và 660 triệu USD vào năm 2030.
Hiện tại, so với nhiều tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Kiên Giang được đánh giá là một trong những địa phương có tiềm năng du lịch vào loại bậc nhất, với địa hình phong phú là đồng bằng, rừng núi, bờ biển và hải đảo.
Đặc biệt đảo Phú Quốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể định hướng trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển cao cấp của cả nước và thế giới.
Kiên Giang còn có tài nguyên đầy tính nhân văn cấp quốc gia là những di tích lịch sử văn hóa, danh thắng nổi tiếng như Di tích Lịch sử Văn hóa Chùa Hang (Kiên Lương); Đình thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (thành phố Rạch Giá); thắng cảnh núi Bình San, Mũi Nai, Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, đầm Đông Hồ (thị xã Hà Tiên); mộ chị Sứ vùng Ba Hòn; di tích Nhà tù Phú Quốc…
Tuy vậy, du lịch Kiên Giang phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng du lịch giai đoạn 2005-2010 khoảng 15%/năm. Sản phẩm du lịch trùng lặp, đơn điệu gây nhàm chán cho du khách.
Đồng thời phát triển du lịch chưa quan tâm đến yếu tố cộng đồng như huy động người dân địa phương tại các vùng du lịch cùng tham gia và cùng chia sẻ lợi ích với các doanh nghiệp du lịch. Các dự án du lịch đầu tư dàn trải, không đồng bộ và tiến độ triển khai thực hiện còn quá chậm./.
Theo Quy hoạch, tỉnh thực hiện chương trình phát triển bốn vùng du lịch trọng điểm trên địa bàn như Phú Quốc, Hà Tiên - Kiên Lương, thành phố Rạch Giá và vùng phụ cận, U Minh Thượng gắn với phát triển, khai thác hợp lý sản phẩm du lịch phục vụ du khách.
Bên cạnh việc tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển “ngành công nghiệp không khói” với hệ thống nhà hàng - khách sạn và nhà nghỉ dưỡng cao cấp, sản phẩm du lịch độc đáo; các điểm, khu du lịch thật sự hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, tỉnh còn phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, truyền thống văn hóa, giải quyết việc làm...
Tỉnh cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư sớm triển khai dự án du lịch đã được phê duyệt ở những địa danh vốn đã nổi tiếng như Phú Quốc, Kiên Hải, Hà Tiên, U Minh Thượng...; đồng thời nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nhất là xây dựng loại hình hoặc tour du lịch đặc trưng, vốn là thế mạnh của tỉnh như: du lịch sinh thái biển - đảo; du lịch sinh thái, bảo tồn tự nhiên; du lịch văn hóa dân tộc, tín ngưỡng… Trong đó, đặc biệt phát triển mạnh du lịch đảo Phú Quốc trên cơ sở lợi thế, tiềm năng của hòn đảo ngọc này.
Trên cơ sở đó, đến năm 2020, Kiên Giang dự kiến thu hút 4,7 triệu khách nội địa, 648.000 khách quốc tế và hơn 3,8 triệu lượt khách đến tham quan, vui chơi giải trí ở các điểm, khu du lịch trên địa bàn, với doanh thu 290 triệu USD và 660 triệu USD vào năm 2030.
Hiện tại, so với nhiều tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Kiên Giang được đánh giá là một trong những địa phương có tiềm năng du lịch vào loại bậc nhất, với địa hình phong phú là đồng bằng, rừng núi, bờ biển và hải đảo.
Đặc biệt đảo Phú Quốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể định hướng trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển cao cấp của cả nước và thế giới.
Kiên Giang còn có tài nguyên đầy tính nhân văn cấp quốc gia là những di tích lịch sử văn hóa, danh thắng nổi tiếng như Di tích Lịch sử Văn hóa Chùa Hang (Kiên Lương); Đình thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (thành phố Rạch Giá); thắng cảnh núi Bình San, Mũi Nai, Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, đầm Đông Hồ (thị xã Hà Tiên); mộ chị Sứ vùng Ba Hòn; di tích Nhà tù Phú Quốc…
Tuy vậy, du lịch Kiên Giang phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng du lịch giai đoạn 2005-2010 khoảng 15%/năm. Sản phẩm du lịch trùng lặp, đơn điệu gây nhàm chán cho du khách.
Đồng thời phát triển du lịch chưa quan tâm đến yếu tố cộng đồng như huy động người dân địa phương tại các vùng du lịch cùng tham gia và cùng chia sẻ lợi ích với các doanh nghiệp du lịch. Các dự án du lịch đầu tư dàn trải, không đồng bộ và tiến độ triển khai thực hiện còn quá chậm./.
Lê Huy Hải (TTXVN)