Tối 8/9, tại lễ bế mạc, ông Huỳnh Văn Nhị, Trưởng Ban tổ chức Festival gốm sứ Việt Nam-Bình Dương 2010 cho biết sau 7 ngày hoạt động, Festival đã thu hút khoảng 400.000 du khách tham quan.
Đây là Festival gốm sứ đầu tiên và là lễ hội hướng về Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Tại hội chợ triển lãm "Gốm sứ-Thế giới sắc màu" có hơn 600 gian hàng và 22 làng nghề gốm sứ cả nước tham dự và có trên 90% sản phẩm gốm sứ được bán.
Trong dịp Festival, Ban tổ chức đã tôn vinh 33 nghệ nhân ở 22 làng nghề trong cả nước và Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cũng xác lập 9 kỷ lục gốm sứ Việt Nam.
Thông qua chương trình triển lãm gốm cổ; cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật về gốm sứ và các ấn phẩm và các chương trình truyền thông, các sản phẩm của các làng nghề truyền thống nổi tiếng của Việt Nam đã được giới thiệu đến công chúng.
Hội thảo chuyên đề về gốm sứ Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế là sự kiện quan trọng nhằm đánh giá lại những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục các yếu kém của ngành gốm sứ Việt Nam nói chung và của Bình Dương nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.
Festival cũng là cơ hội thuận lợi để tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư cho ngành gốm sứ, phát triển du lịch làng nghề và tạo cơ hội khá lớn để các làng nghề, nghệ nhân giao lưu, trao đổi kỹ năng, tìm kiếm đối tác./.
Đây là Festival gốm sứ đầu tiên và là lễ hội hướng về Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Tại hội chợ triển lãm "Gốm sứ-Thế giới sắc màu" có hơn 600 gian hàng và 22 làng nghề gốm sứ cả nước tham dự và có trên 90% sản phẩm gốm sứ được bán.
Trong dịp Festival, Ban tổ chức đã tôn vinh 33 nghệ nhân ở 22 làng nghề trong cả nước và Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cũng xác lập 9 kỷ lục gốm sứ Việt Nam.
Thông qua chương trình triển lãm gốm cổ; cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật về gốm sứ và các ấn phẩm và các chương trình truyền thông, các sản phẩm của các làng nghề truyền thống nổi tiếng của Việt Nam đã được giới thiệu đến công chúng.
Hội thảo chuyên đề về gốm sứ Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế là sự kiện quan trọng nhằm đánh giá lại những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục các yếu kém của ngành gốm sứ Việt Nam nói chung và của Bình Dương nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.
Festival cũng là cơ hội thuận lợi để tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư cho ngành gốm sứ, phát triển du lịch làng nghề và tạo cơ hội khá lớn để các làng nghề, nghệ nhân giao lưu, trao đổi kỹ năng, tìm kiếm đối tác./.
Quách Lắm (TTXVN/Vietnam+)