Ngày 3/8, ông Lý Ngọc Kính, chuyên gia cao cấp về phòng chống tác hại của thuốc lá cho hay, Việt Nam hiện nay được xếp vào là một trong 15 nước có số người hút thuốc nhiều nhất trên thế giới, với gần 50% nam giới hút thuốc lá.
Đáng lưu ý, số người tử vong do thuốc lá ngày càng nhiều. Năm 2010 đã có 40.000 người tử vong do thuốc lá – gấp 4 lần số người tử vong do tai nạn giao thông mỗi năm và đặc biệt bằng gần 20 năm các trường hợp tử vong do AIDS cộng dồn lại.
Thuốc lá hiện được coi như là một thủ phạm âm thầm nhưng những hậu quả mà nó gây ra tác động toàn diện tới con người, từ sức khỏe, tính mạng và cả kinh tế.
Theo thống kê, có tới 95% các ca ung thư phế quản là do có liên quan đến thuốc lá. Nếu như một người hút 20 điếu thuốc lá mỗi ngày tương đương với việc họ uống một tách đầy chất nhựa, bởi trong thuốc lá có hơn 40.000 hóa chất độc hại.
Theo cảnh báo của WHO, số người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá sẽ tiếp tục tăng nhanh nếu như Việt Nam không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Trước tình hình đó, ngày 3/8, Tổng hội Y học Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật phòng chống tác hại của thuốc lá nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật y tế đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống tác hại của thuốc lá.
Vấn đề ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì của thuốc lá là một vấn đề “nóng” được đưa ra thảo luận tích cực tại hội thảo. Bởi hiện nay, cảnh báo trên bao thuốc tại Việt Nam mới chỉ chiếm 30% diện tích của bao thuốc với dòng chữ “hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” mà chưa có hình ảnh, do vậy vẫn chưa đủ sức răn đe.
Trên thế giới, đã có hơn 40 nước in cảnh báo trên bao thuốc bằng hình ảnh như Thái Lan (chiếm 50% diện tích), Philippines (40% diện tích), đặc biệt Australia quảng cáo bằng hình ảnh ở mặt sau của bao thuốc chiếm tới 90% diện tích.
Vì vậy, Việt Nam đang đề xuất để tiến tới việc quảng cáo bằng hình ảnh và chữ chiếm 50% diện tích của bao thuốc.
Các vấn đề khác như việc quy định và siết chặt các địa điểm công cộng cấm hút thuốc lá hoàn toàn hay việc các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá không được tài trợ cũng được các đại biểu thảo luận sôi nổi nhằm đưa ra các quyết định để hoạt động phòng chống và ngăn chặn tác hại của thuốc lá hiệu quả hơn./.
Đáng lưu ý, số người tử vong do thuốc lá ngày càng nhiều. Năm 2010 đã có 40.000 người tử vong do thuốc lá – gấp 4 lần số người tử vong do tai nạn giao thông mỗi năm và đặc biệt bằng gần 20 năm các trường hợp tử vong do AIDS cộng dồn lại.
Thuốc lá hiện được coi như là một thủ phạm âm thầm nhưng những hậu quả mà nó gây ra tác động toàn diện tới con người, từ sức khỏe, tính mạng và cả kinh tế.
Theo thống kê, có tới 95% các ca ung thư phế quản là do có liên quan đến thuốc lá. Nếu như một người hút 20 điếu thuốc lá mỗi ngày tương đương với việc họ uống một tách đầy chất nhựa, bởi trong thuốc lá có hơn 40.000 hóa chất độc hại.
Theo cảnh báo của WHO, số người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá sẽ tiếp tục tăng nhanh nếu như Việt Nam không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Trước tình hình đó, ngày 3/8, Tổng hội Y học Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật phòng chống tác hại của thuốc lá nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật y tế đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống tác hại của thuốc lá.
Vấn đề ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì của thuốc lá là một vấn đề “nóng” được đưa ra thảo luận tích cực tại hội thảo. Bởi hiện nay, cảnh báo trên bao thuốc tại Việt Nam mới chỉ chiếm 30% diện tích của bao thuốc với dòng chữ “hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” mà chưa có hình ảnh, do vậy vẫn chưa đủ sức răn đe.
Trên thế giới, đã có hơn 40 nước in cảnh báo trên bao thuốc bằng hình ảnh như Thái Lan (chiếm 50% diện tích), Philippines (40% diện tích), đặc biệt Australia quảng cáo bằng hình ảnh ở mặt sau của bao thuốc chiếm tới 90% diện tích.
Vì vậy, Việt Nam đang đề xuất để tiến tới việc quảng cáo bằng hình ảnh và chữ chiếm 50% diện tích của bao thuốc.
Các vấn đề khác như việc quy định và siết chặt các địa điểm công cộng cấm hút thuốc lá hoàn toàn hay việc các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá không được tài trợ cũng được các đại biểu thảo luận sôi nổi nhằm đưa ra các quyết định để hoạt động phòng chống và ngăn chặn tác hại của thuốc lá hiệu quả hơn./.
Thùy Giang (Vietnam+)