Các thiết bị công nghệ điện tử đã trở nên quen thuộc và là một phần của cuộc sống chúng ta. Thật không quá khi nói, để biết tính cách của một người hãy nhìn vào cách người đó sử dụng các thiết bị công nghệ xung quanh.
Dưới đây là bốn thói quen không tốt khi sử dụng các thiết bị, dịch vụ công nghệ mà nhiều người sử dụng đang tồn tại.
1.Sử dụng các mật khẩu giống nhau cho nhiều trang web
Với nhiều người dùng việc phải nhớ một mớ các mật khẩu để truy cập vào các trang web thực sự là một cực hình và để "đơn giản hóa" thủ tục đăng nhập, nhiều người dùng đã thống nhất chỉ sử dụng một mật khẩu cho tất cả các trang web mà họ thường xuyên truy cập.
Dưới góc độ an ninh mạng cũng như tình hình tội phạm mạng đang diễn ra phức tạp hiện nay thì thói quen dùng một mật khẩu cho tất cả các đăng nhập web là một thói quen xấu. Chỉ cần một trang web mà chúng ta sử dụng mật khẩu để truy cập bị tin tặc tấn công (hack), thông tin mật khẩu có thể được tin tặc sử dụng để tấn công các trang web mà chúng ta có cùng sử dụng mật khẩu tương tự.
Để không phải nhớ quá nhiều mật khẩu cũng như tránh việc chỉ dùng một mật khẩu để truy cập vào các trang web, có rất nhiều giải pháp công nghệ giúp bạn quản lý mật khẩu. Trong đó, ứng dụng LastPass (cài đặt qua trang web LastPass.com) được coi một tiện ích quản lý đơn giản và hiệu quả.
2.Không sao lưu hình ảnh
Có rất nhiều người đã rơi vào tình trạng hoảng loạn khi vào một ngày mở máy tính hay điện thoại của mình và hàng trăm bức ảnh kỷ niệm quan trọng bỗng biến mất do các các lỗi phần cứng hay bị virus.
Để không phải bị rơi vào tình cảnh trên, ngay từ bây giờ bạn hãy tự tạo cho mình thói quen sao lưu các bức ảnh kỷ niệm của mình ở nhiều khu vực lưu trữ khác nhau như ổ cứng gắn ngoài, lưu trữ đám mây thay vì chỉ lưu giữ ảnh ở một địa điểm duy nhất là máy tính.
Hiện nay có rất nhiều ứng dụng dịch vụ lưu trữ đám mây để bạn lựa chọn, như Google với Google+ trên iOS hay Photo trên Android; Dropbox hay Google Drive, One Drive (Microsoft) có các folder sao lưu trực tuyến tích hợp trên máy tính và điện thoại di động. Mỗi loại dịch vụ lưu trữ trực tuyến cung cấp cho bạn các gói dung lượng lưu trữ khác nhau từ miễn phí đến trả phí. Đừng ngần ngại, thậm chí chấp nhận mất phí sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây để đảm bảo sự an toàn với những dữ liệu quan trọng của bạn.
3. Không bận tâm tới những cài đặt trên Facebook
Có rất nhiều người sau khi đăng ký và có tài khoản Facebook là họ cứ thế truy cập vào trang mạng xã hội này mà không bận tâm tới xem mạng xã hội lớn nhất thế giới thiết lập các chế độ cài đặt mặc định như thế nào với tài khoản cá nhân của mình.
Đừng ngại truy cập vào một danh sách dài các cài đặt của Facebook và bớt chút thời gian để tự thiết lập cho mình những cài đặt bảo mật của riêng mình. Đây là một việc làm cần thiết nhất là trong bối cảnh chúng ta đang dành rất nhiều thời gian trong cuộc sống cho Facebook.
4. Chạy chế độ chơi các tập tin Flash ở mọi thời điểm trên máy tính xách tay
Gần đây, Flash đã bị các hãng phát triển trình duyệt web tẩy chay không hỗ trợ mặc định. Tuy nhiên, trong khi chờ công nghệ chạy vi deo trực tuyến mới (HTML5) trở nên phổ biến với cả nhà sản xuất nội dung lẫn phát nội dung, chúng ta cần tạo lập một thói quen chỉ kích hoạt chế độ hiển thị nội dung trên nền Flash khi cần thiết thay vì kích hoạt chế độ này ở mọi thời điểm khi duyệt web.
Kiểm nghiệm của hãng phân tích công nghệ cho thấy, việc kiểm soát và hạn chế hiển thị các nội dung chạy nền Flash sẽ giúp tiết kiệm đáng kể thời lượng hoạt động của pin trên máy tính xách tay cũng như điện thoại di động. Dĩ nhiên, trong giai đoạn đầu, chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu khi mở một trang web lên có nhiều các ô trắng (xám) với các khẩu hiệu cảnh báo không hiển thị nội dung chạy nền flash.
Nếu bạn đang ở trên Google Chrome, hãy thử kích hoạt chế độ FlashControl. Nếu bạn đang ở trên Firefox, hãy thử Flashblock. Theo mặc định, các plugin này sẽ không tải các nội dung Flash trên một trang trừ khi bạn đưa một trang web vào một danh sách không chặn Flash hoặc nếu bạn nhấp vào mục Flash để tải nội dung./.