4 lý do có thể đẩy giá vàng lên tới mức 1.900 USD

Nhà phân tích thị trường Mỹ Peter Krauth đã đưa ra bốn lý do chỉ ra việc giá vàng có thể lên tới 1.900 USD/ounce trong năm 2011. Ông cho rằng, kim loại quý, đặc biệt là vàng, đã trở thành tài sản của thập kỷ và vẫn chưa muộn cho những nhà kinh doanh muốn leo lên "con tàu" đầu tư vàng.
Peter Krauth, nhà phân tích thị trường của tạp chí trực tuyến Money Morning (Mỹ)dự báo, giá một ounce vàng có thể lên tới 1.900 USD trong năm 2011, tăng 37% sovới giá vừa mới đạt mới đây là 1.390 USD/ounce.

Các nhà kinh doanh vàng với tầm nhìn xa và may mắn đã lên "con tàu vàng" từ năm2001 và đã nhân vốn đầu tư lên gấp 5 lần nhờ kim loại này. Lợi nhuận từ kinhdoanh vàng đã tăng trung bình 20%/năm.

Peter Krauth cho rằng, kim loại quý, đặc biệt là vàng, đã trở thành tài sản củathập kỷ và vẫn chưa muộn cho những nhà kinh doanh muốn leo lên "con tàu" đầu tưvàng. Ông nói có bốn lý do làm cơ sở cho dự báo này.

Một là các sáng kiến kích cầu toàn cầu hiện nay và sắp tới sẽ châm ngòi lạm phátvà làm tăng lợi nhuận khi đầu tư vào vàng.

Trong hai năm qua, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ươngchâu Âu và các ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước khác đãquyết định thúc đẩy nền kinh tế suy thoái của họ bằng cách tăng tốc độ và quy môcủa các máy in tiền.

Nhiều nghìn tỷ USD tiền mặt đã được đổ vào nền kinh tế toàn cầu. Nguồn tiềnkhổng lồ này đã kích thích lạm phát, tác động đến các lĩnh vực lương thực vànăng lượng.

600 tỷ USD được FED đổ vào nền kinh tế Mỹ trong lần kích cầu thứ hai (QK2) sẽkhông thúc đẩy được như mong muốn tăng trưởng kinh tế của Mỹ cũng như tạo thêmviệc làm trong năm 2011. Thay vào đó, các đồng đôla “nóng” này đang tìm đến cácnền kinh tế mới nổi để được đầu tư vào nguồn “tài sản cứng và cao giá” như vàng.

Không loại trừ khả năng Chủ tịch FED, Ben S. Bernanke có thể tiếp tục đợt kíchcầu thứ ba, thứ tư hoặc thứ năm khi các đợt kích cầu trước đó không hiệu quả nhưmong muốn là thúc đẩy phục hồi tăng trưởng và tạo việc làm một cách có ý nghĩatrong nền kinh tế Mỹ.

Hai là mặc dù giá vàng danh nghĩa đã đạt mức kỷ lục nhưng các mỏ vàng trên toàncầu vẫn không đáp ứng được nhu cầu vàng tiếp tục tăng lên của thế giới.

Từ năm 1997 đến 2001, các mỏ vàng chất lượng cao đẩy nhanh hoạt động khai tháckhiến giá vàng luôn được giữ ở mức thấp nhất do sản lượng vàng đạt mức cao nhấttrong vòng một thế kỷ qua. Tuy nhiên, khi giá vàng bắt đầu tăng, các mỏ vàngchuyển sản xuất tới các mỏ có vàng chất lượng thấp dần khiến sản lượng vàng thếgiới giảm mạnh.

Chỉ trong 5 năm qua, chất lượng quặng vàng ở các mỏ đang khai thác đã giảm tới30% từ 1,8 gam/tấn xuống 1,3 gam/tấn. Chất lượng các quặng vàng ở các mỏ mớiđược phát hiện để thay thế các mỏ vàng đang khai thác thậm chí còn giảm xuốngchỉ còn 0,6 gam vàng/tấn quặng. Vàng trở nên quý giá vì hàng triệu tấn quặngtrước đây bị coi là phế thải nay được đưa trở lại thành nguồn dự trữ để khaithác.

Trong năm 2010, sản xuất vàng chỉ tăng 0,3%, trong khi giá vàng tăng 20%. Nhucầu vàng thế giới tăng nhưng nguồn cung cấp lại không đủ để thay thế lượng vàngđã tiêu thụ.

Ba là nhu cầu vàng toàn cầu tăng quá nhanh. Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 35% dân sốthế giới là những nước có nhu cầu vàng lớn nhất.

Năm 2010, số lượng vàng người Ấn Độ mua là 500 tấn vàng, cao nhất thế giới. Nhucầu vàng trang sức của nước này tăng 11% trong năm 2010. Nhu cầu mua vàng trên thế giới cũng tăng nhanh dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Ngavà Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, lượng vàng được mua bán năm 2010tăng 44% so với năm 2009.

Nga tiêu dùng tới 130 tấn vàng, chiếm 63% lượng vàng được sản xuất trong nước.Một nước nhỏ ở Trung Đông xuất khẩu dầu cho biết, mỗi ngày, nước này chuyển200.000 thùng dầu trong tổng số dầu xuất khẩu hàng ngày thành vàng, tương đươngvới mua 140 tấn vàng/năm. Iran cũng thông báo chuyển 45 tỷ USD thành vàng vàđồng euro.

Bốn là các nhà đầu tư toàn cầu vẫn không nhiệt tình đầu tư khai thác vàng. Ngaycả khi giá vàng lên đỉnh cao nhất trong vòng một thế kỷ qua, cổ phần khai thácvàng toàn cầu chỉ chiếm 26% tài sản toàn cầu. Năm 2009, đầu tư vào khai thácvàng chỉ chiếm 0,8% tài sản toàn cầu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục