Tại cuộc họp bàn thực hiện Nghị định 109 về kinh doanh xuất khẩu gạo được tổ chức ngày 9/8 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Nguyễn Thành Biên cho biết, trong số 44 doanh nghiệp được Bộ Công Thương cấp phép đủ điều kiện kinh doanh, xuất khẩu gạo có 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Cũng theo ông Nguyễn Thành Biên, trong vài ngày tới sẽ có thêm 5 doanh nghiệp được cấp phép, nâng tổng số doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh, xuất khẩu gạo lên 49 doanh nghiệp, năng lực chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Trước vấn đề các doanh nghiệp nước ngoài đang có lợi thế về tài chính, lãi suất hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước, điều này sẽ khiến các nhà xuất khẩu gạo trong nước mất khả năng cạnh tranh, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho rằng, các doanh nghiệp trong nước có đủ năng lực tham gia thị trường sẽ được phía ngân hàng hỗ trợ về vốn vay, ưu đãi về lãi suất… để có một sự cạnh tranh công bằng hơn.
Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nhận định, sẽ có khoảng 70-80 doanh nghiệp trong tổng số hơn 200 doanh nghiệp hiện nay đủ điều kiện về kho chứa, hệ thống máy sấy, máy xay xát... loại bỏ tình trạng các doanh nghiệp đua nhau xuất khẩu khẩu nhưng có những doanh nghiệp cả năm chỉ xuất được 1 tấn gạo, thậm chí là vài trăm kg gạo.
Khi áp dụng quy chế kinh doanh gạo mới này (1/10/2011), ngành nông nghiệp kỳ vọng sẽ giảm thiểu được tỷ lệ tổn thất lúa gạo sau thu hoạch từ mức 10-15% xuống còn 5-6%./.
Cũng theo ông Nguyễn Thành Biên, trong vài ngày tới sẽ có thêm 5 doanh nghiệp được cấp phép, nâng tổng số doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh, xuất khẩu gạo lên 49 doanh nghiệp, năng lực chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Trước vấn đề các doanh nghiệp nước ngoài đang có lợi thế về tài chính, lãi suất hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước, điều này sẽ khiến các nhà xuất khẩu gạo trong nước mất khả năng cạnh tranh, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho rằng, các doanh nghiệp trong nước có đủ năng lực tham gia thị trường sẽ được phía ngân hàng hỗ trợ về vốn vay, ưu đãi về lãi suất… để có một sự cạnh tranh công bằng hơn.
Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nhận định, sẽ có khoảng 70-80 doanh nghiệp trong tổng số hơn 200 doanh nghiệp hiện nay đủ điều kiện về kho chứa, hệ thống máy sấy, máy xay xát... loại bỏ tình trạng các doanh nghiệp đua nhau xuất khẩu khẩu nhưng có những doanh nghiệp cả năm chỉ xuất được 1 tấn gạo, thậm chí là vài trăm kg gạo.
Khi áp dụng quy chế kinh doanh gạo mới này (1/10/2011), ngành nông nghiệp kỳ vọng sẽ giảm thiểu được tỷ lệ tổn thất lúa gạo sau thu hoạch từ mức 10-15% xuống còn 5-6%./.
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)