Diễn ra từ ngày 15-19//8,tại Trung tâm Viet Art Center, Hà Nội, triển lãm “Qua phố nhớ gì?" sẽ đưangười xem qua một hành trình các phố cổ Hà Nội, để thấy yêu hơn những nét vănhóa đặc sắc rất riêng của Thủ đô đang bước tới tuổi 1.000.
Phố phường Hà Nội, đặc biệt là khu phố cổ luôn có sức hấp dẫn và thú vị đốivới những ai một lần đặt chân tới Thủ đô. Điều thú vị này trước hết nằm ở nhữngcái tên phố bắt đầu bằng chữ “Hàng” gắn liền với mặt hàng buôn bán truyền thốngđặc trưng của con phố đó.
Các phố có tên “Hàng” vốn có từ trước, khi người Pháp quy hoạch lại thành phốHà Nội đã chính thức hóa phần lớn các tên gọi này. Thông qua những tấm bưu thiếp, người Pháp cũng đã mang cácphố có tên “Hàng” đi khắp năm châu.
Ngoài những cái tên Tây nhưrue de France (phố Pháp quốc), rue de la République (phố Cộng hòa), người Pháphầu như để nguyên những tên “Hàng” phố xưa như Rue des Voiles (phố những cánh buồm- Hàng Buồm), rue des Radaux (phố những chiếc bè - Hàng Bè), rue des Balances(phố những cái cân - Hàng Cân), rue des Vases (phố những chiếc bình - HàngChĩnh), rue des Casses (phố vali - Hàng Hòm)…
Đó là những đường phố không mang tên của danh nhân, địa danh hay những con sốmà mang tên những vật dụng, món ăn, nhạc cụ, tín ngưỡng liên quan mật thiết tớinhững ngành nghề thủ công truyền thống như một phần di sản của Hà Nội.
Triển lãm “Qua phố nhớ gì?” có cấu trúc của một không gianbảo tàng sống mà ở đó nghệ thuật có nhiệm vụ nuôi dưỡng và phục hồi những khuvực ký ức bị vùi lấp trong quên lãng, tìm lại những báu vật di sản và chất vấnnhững giá trị đích thực của nó.
Bên cạnh những bức ảnh tư liệu về các hàng phố xưa của Hà Nội, triển lãm cũng giới thiệunhững tác phẩm của họa sĩ TrầnHậu Yên Thế, giảng viên Đại học Mỹ thuật cùng các cộng sự, như những trải nghiệm đa dạng và sinh động về thànhphố.
Nét đặc biệt của triển lãm thể hiện ở không gian trưng bày với những gianhàng giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu cho phố Hàng Mã, Hàng Lọng với sự trìnhdiễn của các nghệ nhân trong suốt thời gian triển lãm.
Triển lãm còn trình chiếu đoạn phim tài liệu về con phố Hàng Mã do nhóm36pho.vnWikiHanoi thực hiện. Song song với không gian trưng bày-sắp đặt, kháchtham quan triển lãm có cơ hội tham gia hoạt động giáo dục với chủ đề “Giáo dụcmỹ thuật thông qua di sản và giáo dục di sản thông qua mỹ thuật,” tổ chức vàongày 17/8 cùng buổi tọa đàm “Ký ức thành phố, ký ức di sản,” tổ chức ngày 18/8về giá trị của di sản và nghệ thuật.
Với triển lãm này, có lẽ tình yêu Hà Nội của mỗi người sẽ được “nhân” lên, đểluôn biết gìn giữ một Hà Nội có những con phố, đi qua phải nhớ!./.
Phố phường Hà Nội, đặc biệt là khu phố cổ luôn có sức hấp dẫn và thú vị đốivới những ai một lần đặt chân tới Thủ đô. Điều thú vị này trước hết nằm ở nhữngcái tên phố bắt đầu bằng chữ “Hàng” gắn liền với mặt hàng buôn bán truyền thốngđặc trưng của con phố đó.
Các phố có tên “Hàng” vốn có từ trước, khi người Pháp quy hoạch lại thành phốHà Nội đã chính thức hóa phần lớn các tên gọi này. Thông qua những tấm bưu thiếp, người Pháp cũng đã mang cácphố có tên “Hàng” đi khắp năm châu.
Ngoài những cái tên Tây nhưrue de France (phố Pháp quốc), rue de la République (phố Cộng hòa), người Pháphầu như để nguyên những tên “Hàng” phố xưa như Rue des Voiles (phố những cánh buồm- Hàng Buồm), rue des Radaux (phố những chiếc bè - Hàng Bè), rue des Balances(phố những cái cân - Hàng Cân), rue des Vases (phố những chiếc bình - HàngChĩnh), rue des Casses (phố vali - Hàng Hòm)…
Đó là những đường phố không mang tên của danh nhân, địa danh hay những con sốmà mang tên những vật dụng, món ăn, nhạc cụ, tín ngưỡng liên quan mật thiết tớinhững ngành nghề thủ công truyền thống như một phần di sản của Hà Nội.
Triển lãm “Qua phố nhớ gì?” có cấu trúc của một không gianbảo tàng sống mà ở đó nghệ thuật có nhiệm vụ nuôi dưỡng và phục hồi những khuvực ký ức bị vùi lấp trong quên lãng, tìm lại những báu vật di sản và chất vấnnhững giá trị đích thực của nó.
Bên cạnh những bức ảnh tư liệu về các hàng phố xưa của Hà Nội, triển lãm cũng giới thiệunhững tác phẩm của họa sĩ TrầnHậu Yên Thế, giảng viên Đại học Mỹ thuật cùng các cộng sự, như những trải nghiệm đa dạng và sinh động về thànhphố.
Nét đặc biệt của triển lãm thể hiện ở không gian trưng bày với những gianhàng giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu cho phố Hàng Mã, Hàng Lọng với sự trìnhdiễn của các nghệ nhân trong suốt thời gian triển lãm.
Triển lãm còn trình chiếu đoạn phim tài liệu về con phố Hàng Mã do nhóm36pho.vnWikiHanoi thực hiện. Song song với không gian trưng bày-sắp đặt, kháchtham quan triển lãm có cơ hội tham gia hoạt động giáo dục với chủ đề “Giáo dụcmỹ thuật thông qua di sản và giáo dục di sản thông qua mỹ thuật,” tổ chức vàongày 17/8 cùng buổi tọa đàm “Ký ức thành phố, ký ức di sản,” tổ chức ngày 18/8về giá trị của di sản và nghệ thuật.
Với triển lãm này, có lẽ tình yêu Hà Nội của mỗi người sẽ được “nhân” lên, đểluôn biết gìn giữ một Hà Nội có những con phố, đi qua phải nhớ!./.
Anh Minh (Báo Tin tức/Vietnam+)